Đa số các bà mẹ thường cảm thấy lo lắng rằng: khi không có mẹ ở bên thì trẻ sẽ khóc nhiều, sợ con không ăn, không ngủ được… ? ể loại bỏ tâm lý đó, các bà mẹ hãy giúp con mình làm chủ cảm xúc, có tính tự lập và giảm lo lắng khi phải xa mẹ.
1. Chơi trốn tìm
Trò chơi này nuôi dưỡng tinh thần độc lập cho bé ngay từ sớm. Với hoạt động này, bé sẽ hiểu được rằng, khi mẹ đi khỏi thì sẽ có lúc mẹ quay trở lại. Đối với bé mới biết đi, trò chơi trốn tìm càng có giá trị.
2. Hãy để bé tự làm gì đó, nếu bé muốn thế
Một mẹo nhỏ để ngăn chặn sự lo lắng khi xa mẹ từ trong trứng nước dễ hơn bạn nghĩ, tức là bạn chẳng cần làm gì cả.
Nhiều cha mẹ không nhận thức được rằng, bé đang cố gắng để được tách khỏi mẹ. “Nên để bé ở một mình và bé tự xoay sở với công việc của bé. Tất nhiên, mẹ vẫn cần trông chừng bé thường xuyên” – Pantley (chuyên gia tâm lý trẻ em) nhận định.
Khi bé còn nhỏ, hãy để bé bập bẹ một mình, thức dậy và chơi với những ngón tay, ngón chân của bé hoặc đơn giản là kệ cho bé ngắm mặt trời đồ chơi trên tường. Đừng lúc nào cũng vội vã can thiệp vào thế giới của bé.
3. Thực hành
Bạn có thể thực hành cùng bé dưới rất nhiều hình thức. Đối với bé mới sinh, điều này đơn giản là chuyển bé từ tay mẹ sang tay ông bà, người thân hay người chăm sóc bé. Với sự “chuyền tay” này thì theo thời gian, bé sẽ không quấy và ít bám rịt lấy mẹ bởi bé biết, mẹ sẽ sớm trở về với bé.
Đối với bé lớn hơn, hãy “lập mưu” khi bạn muốn rời khỏi bé. Chẳng hạn, bạn đưa cho người trông bé chiếc mũ vải và chiếc kính râm, giả vờ chơi trò đuổi bắt với bé. Khi tình hình dịu đi, bé sẽ chơi vui vẻ ngay cả khi thấy mẹ rời đi.
4. Ghi nhớ lịch trình
Tuân theo các thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé là rất quan trọng. Nếu bé hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo thì bé dễ chấp nhận nó hơn. Bé sẽ nhận thức được khi mẹ mặc quần áo, chuẩn bị chìa khóa xe tức là mẹ sắp chào tạm biệt bé để đi làm. Sự lặp lại hàng ngày thế này là cách trấn an bé.
Chuyên gia tâm lý giải thích thêm, nếu bé không biết rõ những gì bé trông đợi tiếp theo thì bé sẽ trở nên đột ngột sợ hãi.
5. “Lùi bước” khi bé quá sợ hãi
Tất cả các bé đều trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi phải rời mẹ. Nếu bé có những lúc đặc biệt khó khăn khi phải tách mẹ thì bạn cũng nên thông cảm cho tâm trạng của bé, hãy bế bé từ tay người thân và ôm bé một lúc trong vòng tay mẹ.
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi những dấu hiệu ở bé nếu phải tạm xa mẹ. Nếu bé ăn, ngủ và chơi vẫn tốt thì sự lo lắng này của bé không đáng kể gì. Ngược lại, nếu bé xáo trộn ăn ngủ và cần phải có mẹ thì bé nên lùi thời điểm xa con vào ngày mai, tuần tới hay tháng tới.
6. Hãy giữ bình tĩnh
Đừng nổi đóa khi bạn bị con bám. Nếu bé nhà bạn bị khủng hoảng khi đi nhà trẻ, bạn cần hít thở sâu để cùng bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy an ủi bé bằng bề ngoài luôn thư giãn và bình tĩnh của bạn.
7. Dự án tích cực
Khi khuyến khích bé, chuyên gia nhấn mạnh rằng, bạn nên gợi ý nhớ lại những thời điểm vui vẻ bé từng có. “Con ở nhà với bà nhé, bà đưa con đi chơi, con thích đi chơi lắm nhỉ”. Tiếp đến, bạn nói lời chào tạm biệt nhanh chóng với bé là mọi thứ sẽ ổn thỏa.
8. Kiểm tra bản thân
Đôi khi vấn đề không nằm ở bé mà là ở mẹ (nhiều mẹ chẳng muốn xa con). Rời xa con cũng khiến mẹ lo lắng hơn bạn nghĩ. Đó là điều bình thường bởi cha mẹ nào cũng cảm thấy buồn khi phải xa con cái.
9. Sử dụng một “phép thuật” nhỏ
Khi tất cả các cách khác thất bại, có một “phép” nhỏ dành cho bạn như sau: Hầu hết các bé đều có một con vật nhồi bông hoặc một món đồ chơi yêu thích. Chúng còn có thể giúp bé trấn an tâm lý và cùng bé đi đến bất cứ chỗ nào.