Đây là bệnh dễ mắc nhất trong các loại bệnh ở cuối thai kỳ, và cũng là bệnh đáng lo ngại nhất. Nhưng nhờ đã áp dụng các biện pháp dự phòng sớm, dự phòng, điều trị sớm nên tỉ lệ tử vong của mẹ và thai nhi đã giảm đi rất nhiều.
Nguyên nhân
Tuy trúng độc khi mang thai là bệnh có tính nguy hiểm cao, nhưng đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Có thể giải thích đơn giản là khi mang thai cơ thể người mẹ không chịu nổi gánh nặng khi mang thai nên sinh ra rất nhiều trở ngại cho các chức năng khác của cơ thể, biểu hiện ra như một chứng bệnh kèm theo.
Triệu chứng
Trúng độc mang thai biểu hiện sau tháng thai thứ 7 – 8, chủ yếu có ba triệu chứng là phù thũng, cao huyết áp và nước tiểu abumin. Tuy nhiên, biểu hiện triệu chứng ở mỗi người cũng khác nhau, có người xuất hiện cả ba triệu chứng, nhưng cũng có người chỉ xuất hiện một triệu chứng.
Phù thũng là do nước có trong máu lọt qua mao mạch ra ngoài, tích tụ lại ở các tổ chức dưới da gây ra. Nếu thai phụ đứng cả ngày chỉ ở một tư thế cũng sinh ra phù thũng. Khi bạn bị phù thũng bình thường, hiện tượng này sẽ khỏi ngay sau khi bạn ngủ dậy. Nhưng, nếu sáng dậy bạn vẫn không thấy hết phù ở chân mà còn lan ra bàn tay, mặt, bụng… thì có khả năng là bạn đã trúng độc mang thai.
Do tuần hoàn máu bị trở ngại cũng có thể gây ra huyết áp cao. Nếu áp suất đo được khi đè ép trên 18,6kpa, khi thả lỏng trên 12kpa thì đặc biệt phải chú ý. Khi bị cao huyết áp, mạch máu có thể gây ra bong nhau thai sớm, vì vậy bạn nên hết sức cẩn thận.
Lúc mang thai, thận không phát huy hết được tác dụng, dù không phải là trúng độc mang thai thì cũng có lúc có hiện tượng nước tiểu abumin. Nếu bị trúng độc mang thai, trong nước tiểu sẽ có nhiều abumin và căn cứ vào thử nước tiểu có thể phán đoán chính xác.
Thông qua tín hiệu cân nặng tăng đột ngột, có lúc cũng chẩn đoán ngay là trúng độc mang thai. Nếu chứng độc mang thai bị nặng, cơ thể sẽ không đem đủ máu tới nhau thai, làm hạn chế sự phát triển của thai nhi. Khi người mẹ bị chứng này dễ bị đẻ non, dù có thể giữ thai tới gần ngày dự định sinh thì thậm chí khi sinh ra bé cũng chỉ giống như thai nhi mới được 8 tháng. Trẻ bị trúng độc mang thai sẽ yếu hơn so với trẻ thiếu tháng bình thường, tỉ lệ tử vong cao hơn, não kém phát triển hơn và tỉ lệ các chứng phát sinh do di chứng cũng cao hơn. Nếu triệu chứng này phát triển thêm một bước nữa, trong lúc mang thai hoặc trong lúc đẻ có thể dẫn tới co giật do mạch máu, não của trẻ bị co hẹp lại và khả năng tử vong của cả mẹ và thai nhi đều cao.
Hiện nay, chúng ta đã biết trúng độc mang thai có thể dẫn đến bệnh biến mạch máu DIC (máu đông trong các mạch máu) và bệnh máu không đông.
Chữa trị
Ngày nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa được khỏi hẳn chứng trúng độc mang thai. Vì thế, các bà bầu nên chú ý:
– Đảm bảo trạng thái an toàn và yên tĩnh trong sinh hoạt hàng ngày.
– Chú ý ăn uống, đặc biệt phải hạn chế ăn muối (một ngày nên ăn dưới 7g muối).
– Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi triệu chứng tương đối nhẹ, nếu ở mức độ “có khuynh hướng trúng độc” thì phải hạn chế ăn muối và giữ yên tĩnh trong nghỉ ngơi, có thể sẽ làm các triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng tốt. Mức độ hạn chế ăn muối, độ yên tĩnh trong nghỉ ngơi tuỳ theo triệu chứng để có cách quyết định điều chỉnh hợp lí. Tốt nhất người bệnh nên sinh hoạt và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu triệu chứng phát triển thêm một bước nữa, bạn buộc phải dùng thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp, hoặc lúc cần thiết phải dùng cả hai theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần vừa hạn chế ăn muối, giữ yên tĩnh, vừa phải uống các loại thuốc trên mới có thể điều trị bệnh này.
Khi triệu chứng nặng hơn nữa, thai phụ phải nằm viện để điều trị. Khi bạn nằm viện, bạn sẽ thoát khỏi áp lực trong các công việc hàng ngày nên sẽ giữ được yên tĩnh. Lượng muối ăn cũng sẽ được bác sĩ kiểm soát chặt chẽ nên đây là phương pháp tốt nhất để chữa trị chứng trúng độc mang thai.
Nếu chữa trị mà triệu chứng không chuyển biến tốt, hoặc sự phát triển của thai nhi không giống như dự định thì lúc đó không nên đợi đến tuần thứ 40 mới sinh. Thời gian sinh, phương pháp sinh nên căn cứ theo chỉ định của bác sĩ.
Dự phòng
Để dự phòng bệnh này, trước tiên phải kiểm tra định kì đều đặn bằng các phương pháp kiểm tra nước ối, nước tiểu… Khi bạn có các triệu chứng sau đây, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra:
– Phù bàn chân, bàn tay: Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn phải lưu ý xem mu bàn chân, ống chân có bị phù hay không. Nếu thấy phù, dùng ngón tay ấn, da thịt không hồi phục lại như cũ thì phải chú ý lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn bị phù ở cả mu bàn tay, có thể bệnh của bạn đã tương đối nặng.
– Tăng cân nhanh: Ở thời kì cuối mang thai, thường mỗi tuần cân nặng của người phụ nữ thường tăng khoảng 250 – 450g. Nếu vượt qua phạm vi này, bạn nên chú ý. Nếu trọng lượng hàng tuần tăng quá 500g là dấu hiệu báo động bị trúng độc mang thai.
– Đau đầu, chóng mặt: Ngoài ra, nếu bạn còn thấy cảm giác nặng đầu, mất ngủ, toàn thân mệt mỏi…
– Đau dạ dầy, buồn nôn, nôn mửa: giống triệu chứng đau dạ dày, ruột thừa khi phản ứng thai nghén.
– Nhìn không rõ: Có thể do huyết áp gây ra.
Điều quan trọng là hàng ngày bạn phải chú ý nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Thai phụ nên ăn ít đồ mặn và cay, biết khống chế sử dụng các thức ăn có tính kích thích mạnh. Với người phụ nữ mang thai lần đầu, phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, bà bầu quá mập, người có khuynh hướng cao huyết áp, người trước kia đã bị bệnh thận… là những người có khuyh hướng dễ bị trúng độc mang thai.
Hậu di chứng
Triệu chứng trúng độc mang thai sẽ giảm rất nhanh sau khi sinh đẻ, nhưng lại khó khỏi hoàn toàn, rất dễ để lại di chứng. Những chứng phù thũng, huyết áp cao, nước tiểu nhiễm abumin vẫn có thể xuất hiện nếu bạn không chú ý. Do đó, những người đã từng mắc bệnh trúng độc mang thai, sau khi sinh nên đi kiểm tra định kì để tiến hành chữa trị triệt để. Nếu không chữa trị triệt để thì lần mang thai sau có thể bị trúng độc mang thai sau có thể bị trúng độc mang thai ngay từ đầu thời kì mang thai.
Bích Hạnh đã bình luận
Em siêu âm thai khi được 30.5 tuần, bé cân nặng 1580g. Xin các chị hãy cho em biết bé có bị còi không ah?
Khi siêu âm, BS kêu ngôi thai là ngôi mông, vậy từ thời điểm này cho tới ngày gần sanh thì em bé quay đầu xuống không ah?
Em rất mong được sự tư vấn của các chị.