Khi ngồi bé sẽ có một cái nhìn thật mới mẻ về thế giới xung quanh. Sau khi ngồi vững và cơ cổ của bé đủ khỏe để có thể giữ thẳng cơ thể, bé sẽ tìm ra được nơi để đặt chân của mình và không bị ngã nữa.
Thời điểm bắt đầu
Hầu hết các bé bắt đầu học cách tự ngồi gần như cùng một thời điểm, khi mà bé đã có khả năng quản lý cơ thể hơn và biết điều khiển cho đầu của mình nâng lên. Các cơ bé sử dụng phát triển dần dần ngay từ lúc được sinh ra, qua thời gian, những cơ đó đã đủ cứng cáp khoảng từ 4 – 7 tháng tuổi. Đến 8 tháng tuổi, khoảng 90% bé có thể ngồi tốt mà không cần đến sự hỗ trợ nào.
Bé học ngồi như thế nào?
Khi bạn có thể đỡ bé ở vị trí ngồi thì lúc này bé chưa thể tự ngồi được cho đến khi nào bé có khả năng kiểm soát được chiếc đầu của mình. Bắt đầu từ 4 tháng tuổi, cơ cổ của bé được tăng cường nhanh chóng, lúc này bé sẽ học được cách nâng cao và ngẩng đầu khi bé đang nằm sấp.
Tiếp theo bé sẽ tìm cách để chống đỡ cơ thể mình bằng cánh tay và giữ cho ngực nâng lên khỏi mặt sàn. Dần dần, bé có thể ngồi trong giây lát mà không cần hỗ trợ, mặc dù lúc này bạn nên luôn ở bên cạnh để trong nom bé phòng khi bé bị ngã. Bạn có thể đặt xung quanh bé những tấm đệm lót mỏng, hoặc chăn mùa thu mỏng.
Chẳng bao lâu sau bé sẽ tìm cách để duy trì được sự cân bằng của mình với tư thế ngồi hướng về phía trước được chống bằng một tay hoặc cả hai, và khi được 7 tháng bé có thể ngồi tự do mà không cần được hỗ trợ (hai bé không cần chống đỡ nữa mà dùng vào việc khám khá mọi thứ trong tầm với của mình), và bé sẽ học được cách làm thế nào để có thể ngồi ở vị trí mong muốn. Vào lúc này, thậm chí bé còn có thể thay đổi từ vị trí đang là nằm sang ngồi trên bụng mẹ bằng cách đẩy hai cánh tay mình lên. Khi được 8 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Chỉ một thời gian ngắn không lâu sau đó, bé đã có thể di chuyển về phía trước từ vị trí ngồi của mình bằng hai tay và hai đầu gối. Lúc này, bé gần như sẵn sàng để bò, một kỹ năng có ở hầu hết các bé được 1 năm tuổi. Bé có thể bò từ phía trước hoặc lùi lại bằng hai tay và hai đầu gối từ 6 – 7 tháng tuổi. Với bản tính tò mò, bé sẽ rất thích nghịch ngợm những thứ trong tầm với của bé, đặc biệt là chiếc điện thoại di động của bạn, vì vậy, bây giờ chính là lúc bạn tìm cách phòng tránh việc bé có thể làm hỏng bất cứ đồ đạc nào trong nhà.
Vai trò của bạn
Bạn có thể giúp bé sẵn sàng với việc học ngồi bằng cách khuyến khích bé chơi úp mặt xuống sàn và sau đó khiến bé ngẩng đầu và nhìn lên. Việc nâng đầu và phần ngực bé lên khi thấy đồ chơi hoặc thấy khuôn mặt của bạn sẽ giúp tăng cường cơ cổ và phát triển sự kiểm soát đầu, rất cần thiết cho việc bé ngồi lên được. Sử dụng đồ chơi phát sáng hoặc phát ra tiếng động là một cách rất hay để bé nghe và xác định được đúng phương hướng tầm nhìn. Khi bé đã có thể ngồi vững, hãy đặt đồ chơi và các các vật hấp dẫn khác ngoài tầm với của bé, chúng sẽ gây sự chú ý với bé, dần dần bé sẽ học được cách giữ cân bằng cơ thể khi với cánh tay của mình về phía trước.
Cũng như mọi lúc khác, đặc biệt khi mà bé đang học cách để ngồi hoặc muốn thể hiện kỹ năng mới nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn luôn ở bên cạnh bé để đề phòng bé ngã.
Vấn đề cần quan tâm
Bạn hãy lưu ý, nếu bé không thể giữ thẳng đầu mình khi được 6 tháng tuổi và chưa bắt đầu việc học cách nâng mình lên bằng cánh tay, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bé phát triển các kỹ năng khác nhau, và có thể sẽ có các kỹ năng nhanh hơn những bé khác, nhưng khả năng kiếm soát đầu là rất cần thiết để có thể tự ngồi được và ngồi là chìa khóa để giúp bé bò, tập đứng và đi sau này của bé. Hãy nhớ rằng, với bé sinh non vẫn có thể đạt được những mốc quan trọng so với những trẻ sinh đủ tháng khác.
Trần quang huy đã bình luận
Xin chào gia đình meyeucon. Em có 1 câu hỏi muốn nhờ sự tư vấn của bác sĩ:
Bé nhà em được 7 tháng nặng 9kg, từ 4 tháng bé lúc thức không chịu bú mẹ và bú bình chỉ khi bắt đầu ngủ thỉ bé mới chịu bú mẹ hoặc bú bình. Nguyên nhân nào như vậy? Bé rất hay dịu mắt và xoa đầu mặc dù bé được rửa mặt và tra nước muối sinh lý đều đặn. Xin bác sỹ tư vấn giúp em
hoàng lê thanh hữu đã bình luận
bác sỹ ơi, cho em hỏi với. Bé em bị đổ gèn ở mắt từ lúc mới sinh, đến nay bé được 6 tháng ròi, em mới cho đi khám thì bác sỹ nói bé bị viêm giác mạc. Em đọc trên meyeucon thấy nói bệnh viêm giác mạc có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, em lo quá. Liệu bây giờ mới chữa mắt cho bé thì có ảnh hưởng đến trí thông minh của bé không bác sỹ.
mong sớm nhận được câu trả lời của bác sỹ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Ảnh hưởng sau này do bé không nhìn, quan sát được thì phát triển tư duy, trí tuệ sao được. Bạn nên tích cực điều trị cho bé, chắc bị viêm tắc ống lệ tỵ đấy.
huu đã bình luận
cảm ơn bs nha. cho em hỏi một câu nữa. Bé em hiện nay 6 tháng rưởi, được 9,5 kg, lúc mới sinh bé được 3,5 kg. Mọi người nói bé bị thừa cân, như vậy có thừa cân, béo phì không bs. Bé nhà em ăn bột ngọt từ lúc gần 5 tháng, bây giờ đã nấu cháo cho bé ăn được chưa ạ. Em muốn cho bé ăn váng sửa, phoomai, sửa chua nhưng không biết đã ăn được chưa ạ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc chắn thừa cân rồi vì bé đã nặng bằng trẻ 12 tháng tuổi. Bạn cần theo dõi chiều cao của bé thì mới biết bé có cân đối hay không, thừa cân nhiều hay ít. Nên cho bé tắm nắng hàng ngày và vận động nhiều để bé cứng cáp. Có thể cho bé ăn bữa phụ nước trái cây và sữa chua. Bé được 1 tuổi mới ăn cháo, hiện tại nên ăn bột với cá, tôm, ngao, thịt gà, bò… nhiều hơn thịt lợn để bé săn chắc hơn béo bệu.
Khoai tay coi đã bình luận
Bé nhà em hôm nay tròn 4 tháng tuổi. Bé trai, sinh nặng 3,4kg. Mỗi tháng bé tăng 1kg, nhưng 1 tháng gần đây bé tăng cân chậm, nhất là mỗi lần bé đi tiêm phòng, sốt, bé lại sụt cân. giờ bé mới được 7,5 kg. Dạo này em thấy bé bú ít, bé bú mẹ hoàn toàn lên em không biết bé bú được bao nhiêu ml/1 ngày? Nhưng số lần bú ít mà mỗi lần bú xong bé đều nôn ra, có lần nôn rất nhiều như nôn hết ra. Bé hay ọc sữa lên mũi, em đã cho bé đi khám Nhi TU, bs bảo không có hiện tượng trào ngược. Hay ọc sữa lên bé bị viêm mũi, dù em vệ sinh mũi bằng nước nhỏ mũi Natri 0.9%. Bé ngủ đêm hay cất vó, ít khi đòi bú đêm. Em đã đi làm và muốn cho bé tập ăn dặm nhưng chưa biết làm như thế nào, bé ăn được những gì, bao nhiêu bữa và ăn khi nào? Thời gian này tập ăn đựơc chưa? Bé nhà em k tập nẫy thì có sao k?
Khoai tay coi đã bình luận
Em hỏi thêm. Miền bắc vào mùa đông rồi, bé nhà em bú xong có phải uống thêm nước không? Độ tuổi này bé ăn được những gì?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé tăng trưởng khá tốt (trộm vía), trẻ sốt sụt cân là bình thường, rồi lại tăng nhanh. Những lúc sốt bạn phải chú ý cho bé bú liên tục nhiều lần. Sau khi bú mẹ không cần cho uống nước, ăn xong nên bế vác ấp mặt bé vào vai- ngực vỗ nhẹ lưng, khoảng 10-15 phút có thể êm. Viêm mũi họng có thể là nguyên nhân kích thích bé nôn. Nếu bé ít bú đêm thì bạn nên cho bé bú no và vắt cạn sữa trước khi đi ngủ để tủ lạnh, sáng cho bé bú no trước khi đi làm, nên vắt cạn sữa lần nữa, khi bé ăn ngâm nóng. Nếu không thể về trưa cho bú thì nên vắt sữa để tủ lạnh (phích đá) chiều mang về để cho bé ăn. Có thể cho bé ăn sữa công thức 2 bữa/ ngày (nên mua Sữa non Smart). Cho ăn bột Hipp khi sang tháng thứ 5, cuối tháng 5 đầu tháng 6 ăn bột mặn tự chế biến, vẫn duy trì ăn sữa mẹ 6 bữa/ ngày đêm. Bạn nên tập cho bé lật người, cần phải mat-xa tập thể dục cho bé 2 lần/ ngày.
nguyễn thị hoa đã bình luận
con gái tôi được 5 tháng tuổi. mỗi khi cháu đòi bế, hay kêu góc là hai tay cháu giơ lên. tuy nhiên tôi thấy tay cháu dật dật nhanh nhanh. con tôi có bị sao không thưa bác sĩ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé nào hờn dỗi và khóc gay gắt thì cũng thế cả bạn nhé.