Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều cần biết về nhu cầu tình cảm của trẻ

Không phải tất cả trẻ em đều giống nhau về nhân cách, cá tính, năng lực cũng như sở thích. Tuy nhiên, cũng có một số điểm chung ở chúng như: muốn được yêu thương, được che chở, được điều gì đó có ích, cũng như muốn được vui chơi trong môi trường an toàn, có người chăm sóc…

Ưu tiên những nhu cầu cần thiết

Sự phát triển của trẻ tùy thuộc vào việc trẻ có thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý hay không. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất khó xác định nhu cầu nào cần được ưu tiên hơn đối với trẻ. Chúng ta chỉ có thể chắc chắn một điều: nhu cầu được chăm sóc về tình cảm là nhu cầu cơ bản nhất để bé có thể thiết lập mối quan hệ với những đứa trẻ khác và với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, trẻ còn cần được yêu thương và bao bọc, cần được sống trong môi trường sống an toàn, cần được vui chơi để có thể phát huy tối đa những năng lực vốn có, cần nhận được sự đánh giá cao của mọi người xung quanh để thêm tự tin vào bản thân…

Nhu cầu tình cảm của mỗi trẻ là khác nhau

Nhu cầu tình cảm và niềm hạnh phúc của trẻ

Có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Những trẻ không được thỏa mãn về các nhu cầu tình cảm, thường có những biểu hiện buồn rầu, thất vọng, vì bé cảm thấy không thoải mái, không an toàn và không được quan tâm một cách chu đáo. Hạnh phúc sẽ dễ dàng đến với trẻ khi trẻ được lớn lên trong tình thương yêu, được chăm sóc chu đáo, được đáp ứng kịp thời những nhu cầu tình cảm luôn biến đổi trong bản thân trẻ trong từng giai đoạn khác nhau.

Nhận biết nhu cầu tình cảm của trẻ

Trong hầu hết các trường hợp, theo bản năng, cha mẹ đều biết cách đáp ứng những nhu cầu tình cảm của trẻ. Chắc chắn cha mẹ nào cũng biết cách vỗ về một đứa trẻ 4 tuổi đang khóc, giúp một trẻ 10 tuổi làm những bài tập về nhà… Tất cả những nhu cầu này đều phát sinh một cách tự nhiên, mà khi đáp ứng lại chúng, nhiều khi chúng ta cũng phản ứng theo bản năng.

Hãy bắt trúng nhịp nhu cầu tình cảm của trẻ

Khi trẻ không được thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm, chúng ta sẽ nhận ra điều này ngay lập tức, thông qua những biểu hiện về hành vi, cách ứng xử và ngôn ngữ của trẻ. Nếu không cảm nhận được sự chở che, trẻ sẽ tỏ ra căng thẳng, lo lắng và không dám dấn bước trước những thử thách mới. Nếu không được khuyến khích kịp thời, dần dần trẻ sẽ trở nên thụ động, nhút nhát và chán nản. Nếu cảm thấy mình không được yêu thương, trẻ có thể bộc lộ sự bực tức bằng cách: đánh bạn, gây gổ hoặc cộc cằn với bạn. Tuy nhiên, không phải bất cứ vấn đề tâm lý nào của trẻ cũng đều do không thỏa mãn các nhu cầu này mà phát sinh, song đây là một nhân tố quan trọng.

Việc điều hòa các nhu cầu này (giống như “sự tung hứng các quả bóng tình cảm” vậy) không quá khó như chúng ta nghĩ. Chúng ta chỉ cần tạo ra bầu không khí yêu thương trong gia đình là đã có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tình cảm rồi. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp trẻ thể hiện cho chúng ta thấy rằng, có những nhu cầu tình cảm của trẻ chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng. Chẳng hạn, đứa con 9 tuổi biểu hiện cho bạn biết rằng: bạn chưa biết đến những khó khăn trong học tập mà trẻ đang gặp phải ở trường. Khi đó, chúng ta cần xem xét tình huống này một cách cẩn thận, và nên có buổi nói chuyện trực tiếp về các nhu cầu hiện tại của trẻ.

Chúng ta cũng nên có cái nhìn xuyên suốt trong quá trình phát triển lâu dài những nhu cầu thỏa đáng của trẻ, chứ không nên xem xét trong một giai đoạn nhất định. Chúng ta cũng không nên tỏ ra lo lắng khi nhận ra: trong một giai đoạn ngắn nào đó mà trẻ không cảm thấy hạnh phúc, bởi đây có thể chỉ là phản ứng tạm thời của trẻ trước một vấn đề nào đó mà thôi. Nhưng khi thấy trẻ tỏ vẻ ủ rũ, buồn phiền trong một thời gian dài thì chúng ta cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn.

Khi trẻ đòi hỏi nhu cầu tình cảm quá mức cần thiết

Có một số trẻ tỏ ra có nhu cầu tình cảm nhiều quá mức cần thiết, không phù hợp với điều kiện sống của trẻ. Trong trường hợp này, thay vì chỉ biết đáp ứng một cách thụ động mỗi khi trẻ đòi hỏi, chúng ta hãy tự thắc mắc tại sao trẻ lại có nhu cầu ấy? Có thể là do tâm trạng trẻ lúc ấy không được tốt, cảm thấy lo sợ khi mẹ sắp sinh thêm em bé, hoặc cảm thấy buồn bã vì có ít bạn bè. Chúng ta nên cố gắng nhận ra những áp lực tiềm ẩn này để có giải pháp thích hợp cho những nhu cầu tình cảm quá mức ấy.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh
  • Giúp con vững bước thành công

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn