Hiện tượng trốn học ở trẻ là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, đó có thể là một hình thức cho biết trẻ đang phải đối diện với những vấn đề khác nhau nhưng lại không biết cách giải quyết chúng. Khi phát hiện ra con cái mình trốn học cha mẹ không nên coi thường mà cần phải chú ý và có những biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý.
Những em học sinh dám trốn học thông thường là những học sinh có tính cách hướng ngoại, có chủ kiến, khả năng học tập không cao, hay gặp những khó khăn ở trường: quan hệ bạn bè, thầy cô, bài vở… sự phát triển tâm lý đã đạt đến một mức độ nhất định.
Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân
– Khi phát hiện ra con trốn học, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh lại xem xét vấn đề. Tuyệt đối không nên vội nổi giận mà chửi mắng hay trách phạt con cái.
– Hãy trao đổi với trẻ để biết xem vì sao trẻ không thích đi học, hãy cho trẻ cơ hội nói ra những vấn đề của mình, bạn nên kiên nhẫn lắng nghe mà không ngắt lời trẻ, đợi cho trẻ nói xong rồi hãy có những trao đổi cụ thể với trẻ.
Những tác động đến trẻ
– Ngoài việc quan tâm nhiều hơn nữa đến con cái, các bậc cha mẹ cũng không nên đặt ra nhiều yêu cầu đối với chúng vì như thế có thể làm cho chúng cảm thấy bị kỳ thị hoặc có cảm giác bản thân mình vô dụng.
– Cha mẹ cũng không nên nói những câu để dọa trẻ như “nếu cứ như thế này, sau này con chỉ có đi ăn mày thôi”. Cha mẹ thì nghĩ rằng nói như thế sẽ khiến cho trẻ sợ mà không trốn học nữa nhưng thực chất câu nói trừu tượng dạng này vừa không khiến trẻ hiểu được hậu quả việc trốn học của mình một cách rõ ràng vừa không phải là một phương pháp có thể giải quyết được vấn đề. Hoặc câu nói “cha mẹ không thích những đứa trẻ hay trốn học” trẻ rất coi trọng vị trí của mình trong mắt bố mẹ nên khi nói ra câu trách móc này phụ huynh sẽ vô tình làm tổn thương đến tình cảm của trẻ.
– Nếu như lý do trốn học liên quan đến bạn bè của chúng thì cha mẹ phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm của con mình và các bạn của chúng. Có thể mời chúng đến nhà chơi, hỏi han, thăm dò tình cảm hay những vấn đề của chúng.
– Nếu như trẻ trốn học để đi chơi điện tử hoặc những trò vui chơi giải trí khác, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu xem liệu con mình có kết giao với những bạn xấu ở những nơi đó không? Liệu con bạn có bị chúng ép tham gia vào những hoạt động ở đó hay con bạn quá ham mê những trò chơi ở đó mà bỏ bê việc học hành.
– Thường xuyên chủ động liên lạc với thầy cô giáo để tìm hiểu tình hình học tập của con ở trường song nên tránh trường hợp con bạn có cảm giác bị kiểm soát quá mức hoặc là nghĩ rằng cha mẹ đã bắt tay cùng nhà trường để đối phó với chúng. Nếu có những cảm giác hay suy nghĩ như vậy sẽ khiến trẻ có sự đề phòng hoặc là lo sợ mỗi khi đến trường. Nên để cho con bạn hiểu rằng tất cả những gì cha mẹ làm cho chúng đều xuất phát từ sự thương yêu, quan tâm tới chúng.
– Một khi con cái đã hứa thay đổi thì cha mẹ cũng nên đặt ra một số quy định đối với chúng. Chẳng hạn như, thống nhất với con là khi đi đâu, làm gì trong buổi đó cần phải thông báo trước cho cha mẹ và làm đúng những gì cha mẹ đã căn dặn. Trong trường hợp con cái vi phạm những quy định chung đó, trước hết cha mẹ nên tìm hiểu rõ vấn đề sau đó mới đưa ra những hình phạt thích đáng với chúng.
Nguyễn Đỗ Ly Huyền đã bình luận
Chào BS Mẹ Yêu Con!
Xin Bs cho em hỏi:
Thai em hiện nay là 35,5 tuần.Ngày 5/10, em đi xét nghiệm đường huyết theo chỉ định của Bs phụ sản với kết quả như sau:
Glucose = 124 (70 – 110 mg/dl)
Glucose 1h sau ăn = 166 (<200mg/dl)
Theo Bs phụ sản thì em cần điều trị tiểu đường thai phụ nhưng khi tới khoa Tiiết niệu BV ĐH Y Dược thì ở đây họ nói với em những con số này là binh thường vì thai của em đã lớn tháng nên kết quả xét nghiệm không chính xác, vì vậy họ không điều trị.
Theo siêu âm của BS phị sản thì em bé hiện nay đã nặng 3,1kg là lớn so với tuổi thai.
Xin BS Mẹ Yêu Con cho hỏi về kết quả trên em có nên đi điều trị không? Và điều trị ở đâu?
Cảm ơn BS!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu tính đúng tuổi thai tuần thứ 36 thì 3100gr là rất to (theo chuẩn là 2500gr thôi). Bạn nên giảm ăn ngọt, tinh bột và không ăn đêm.