Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

“Hạ nhiệt” bệnh tay chân miệng – quyết tâm của Bộ GDĐT

Trong thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng đã và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới ngành giáo dục. Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định vào cuộc để phòng chống bệnh tay chân miệng đang lan nhanh trong trường học.

Nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng về bệnh này đã lựa chọn giải pháp cho con mình nghỉ học để phòng tránh, thậm chí có nhiều trường mầm non đã phải đóng cửa do lo ngại bệnh lây lan.

Hướng dẫn các em học sinh rửa tay bằng xà phòng.

Bệnh tay chân miệng “nóng” trong trường học
Trong hệ thống trường học, trường mầm non tại Hà Nội mấy ngày qua, số lượng học sinh đến lớp giảm đáng kể do phụ huynh lo ngại sự lây lan của bệnh tay chân miệng sau khi có trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh này. Không chỉ dừng lại ở đó, có khá nhiều trường mầm non trên cả nước đã phải đóng cửa do có nhiều học sinh mắc bệnh tay chân miệng.

Theo thống kê mới nhất của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 29.9, cả nước đã ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 61 địa phương trong đó đã có 114 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Như vậy, số trường hợp mắc mới và tử vong do dịch bệnh này vẫn tiếp tục gia tăng.

Báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur cho thấy, trong tuần qua cả nước ghi nhận 2.091 trường hợp mắc tay chân miệng tại 51 địa phương, trong đó có 02 trường hợp tử vong tại Kiên Giang và Cà Mau.

Đáng lưu ý trong số trường hợp mắc và tử vong chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung tại các nhà trẻ, các trường mầm non và mẫu giáo. Các trường hợp tử vong xảy ra chủ yếu xảy ra ở trẻ nam (71 %), dưới 3 tuổi (80%).

Trước tình trạng nhiều phụ huynh cho con em nghỉ học ở nhà để tránh bệnh, các chuyên gia cho rằng việc đóng cửa trường học vào thời điểm này không phải là giải pháp tối ưu vì thực tế dịch đã lan ra cộng đồng. Quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh cho trẻ, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các cháu để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
Bộ Giáo dục quyết “hạ nhiệt”
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tay chân miệng; Bộ Y tế-Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thống nhất chỉ đạo Kế hoạch Phối hợp hành động liên ngành Y tế – Giáo dục về phòng chống bệnh dịch tay chân miệng trong các trường học năm học 2011-2012, nhằm hạn chế tối đa số trường hợp mắc và tử vong, đảm bảo sức khỏe cho trẻ và học sinh.

Kế hoạch trên đặt ra mục tiêu có trên 80% cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ được truyền thông để hiểu rõ về bệnh tay chân miệng và kỹ năng vệ sinh cá nhân, cách pha và sử dụng Chloramin B để chủ động phòng chống bệnh dịch.

Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng được Bộ Giáo dục đẩy mạnh trong kế hoạch như các cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ phối hợp với ngành y tế tổ chức chiến dịch truyền thông về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống cho cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ.

Các cô nuôi dạy trẻ, người chăm sóc trẻ tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót và rửa cho trẻ sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo ăn chín, uống chín; không cho trẻ uống chung cốc và ăn chung thìa, đũa, bát.

Bên cạnh đó, các trường cần thường xuyên tổ chức việc lau sạch các các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn thông thường (Chloramin B) ít nhất 2 lần trong ngày, đảm bảo lớp học được thông gió hằng ngày. Bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo thường xuyên có xà phòng và nước sạch để rửa tay.

Trong trường hợp có trẻ, học sinh có các biểu hiện bệnh như bị sốt, xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, giáo viên phải thông báo cho cha mẹ biết để trẻ, học sinh được cách ly, đưa đến cơ sở y tế khám và được điều trị kịp thời. Khi trẻ, học sinh có các dấu hiệu trên thì cho nghỉ học để tránh lây bệnh cho các trẻ, học sinh khác trong trường học.

Để chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với cơ quan y tế từ Trung ương đến địa phương thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, giám sát hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Xếp hàng dưới trời nắng gắt chờ tiêm vắc-xin dịch vụ
  • Giải pháp nào cho tình trạng cháy vắc xin 6 trong 1?
  • Tử vong sau tiêm vắc xin: ‘Do viêm phổi’
  • Trung Quốc bùng nổ dịch vụ dạy bơi cho em bé
  • Khánh Hòa: cứu sống một bé sơ sinh có dị tật chưa từng gặp

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn