Củ khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, folate, beta caroten, kali và canxi. Khoai lang là một trong nhóm thực phẩm xếp đầu bảng trong danh sách 58 loại rau củ chứa đủ 6 chất dinh dưỡng (vitamin A, C, folate, sắt, canxi và đồng), đối thủ “cạnh tranh” ngay sau khoai lang là carrot.
Dinh dưỡng có trong một bát khoai lang đã được nấu chín:
– Vitamin A (24,877mg); vitamin C (28mg) cùng một số vitamin khác nhưng với hàm lượng thấp.
– Kali (273mg); photpho (29,5mg); magiê (13,5mg); canxi (6,2mg); sắt (55mg); kẽm (3mg); mangan (6mg)…
Cách chế biến khoai lang cho bé
1. Khoai lang nướng: Nướng là cách tốt nhất để giữ mùi vị và các chất dinh dưỡng có trong khoai lang. Nên chọn loại khoai mềm để khi được nướng lên, phần thịt của khoai lang sẽ mềm tới mức chảy ra nước ngọt. Khi ấy, bạn nên đợi khoai nguội, lột bỏ vỏ khoai và dùng thìa, xúc phần thịt khoai mềm và cho bé thưởng thức.
2. Khoai lang dầm: Gọt sạch vỏ khoai lang, thái khoai thành những phần nhỏ, bằng hạt lựu rồi đun thật chín với nước (lưu ý, bạn chỉ nên để cho mực nước hơi ngập khoai một chút). Khi khoai đã chín, bạn dùng thìa dầm khoai thành một hỗn hợp sền sện. Đợi hỗ hợp này nguội, bạn có thể cho bé ăn (không cần trộn thêm sữa hoặc đường vào hỗn hợp khoai lang).
3. Hỗn hợp khoai lang và táo: Hấp 1/2 quả táo đã được gọt sạch vỏ và 1 củ khoai lang (đã được gọt sạch vỏ) cho đến khi cả hai đã chín mềm. Với bé đã đến tuổi ăn bốc, bạn có thể thái khoai tây và táo thành những lát mỏng; sau đó, bạn trộn khoai lang và táo vào chung một chiếc bát và cho bé dùng tay thưởng thức.
4. Những loại thực phẩm có thể trộn chung với khoai lang: Bột ăn dặm của bé; táo, lê, đào; carrot, đậu xanh, bí ngô; thịt gà, thịt bò, thịt cừu; sữa chua (hoặc sữa công thức).