Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khổ cho thai phụ vì… tin đồn

Chúng tôi thường gặp rất nhiều trường hợp do thai phụ tin tưởng vào lời đồn đại dẫn đến kiêng khem vất vả và con không có điều kiện để phát triển toàn diện.

Đẻ con một bề không phải là lỗi của phụ nữ

Nổi mụn nhiều… sinh con trai?

Khi có thai, người mẹ xinh đẹp thì sinh con gái; nếu xấu xí, nổi mụn nhiều, da đen, mũi nở… thì sinh con trai? Quan niệm này rất sai lầm vì sinh con trai hay gái phụ thuộc vào tế bào mầm của bố và mẹ. Tế bào mầm của bố là tinh trùng mang 2 loại nhiễm sắc thể giới X, Y. Tế bào mầm của mẹ là trứng luôn mang nhiễm sắc thể X.

Tinh trùng mang X kết hợp với trứng cũng mang X thì sinh con gái. Tinh trùng mang Y kết hợp với trứng mang X thì sinh con trai. Nhiều nam giới chỉ có loại tinh trùng mang X nên luôn sinh con gái. Câu “vợ không biết sinh con trai” là đổ oan cho phụ nữ, chính đàn ông mới là nguyên nhân khiến vợ chỉ sinh con gái.

Bụng bầu nhọn hoắt, cao gọn gàng thì sinh con trai; bụng bè bè, thấp thì sinh con gái? Lời đồn này cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian, không dựa trên nghiên cứu đáng tin cậy nào. Hơn nữa, như trên đã phân tích, sinh con trai hay con gái đã được quyết định ngay từ khi thụ tinh.

Mẹ uống nước dừa, con trắng da?

Thai phụ uống nhiều nước dừa sẽ sinh ra con có làn da trắng trẻo? Quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở, bởi các tính trạng của thế hệ con đều do bộ gien của cha mẹ quyết định. Nếu gien trội ở mẹ thì giống mẹ nhiều hơn và ngược lại.
Cũng như vậy, có nhiều người quan niệm thai phụ mà ăn ốc thì con thò lò mũi xanh? Thực tế thì trẻ thò lò mũi xanh là do mắc bệnh về đường tai-mũi-họng, thường là bị viêm sùi vòm họng nên không liên quan gì đến chuyện mẹ ăn ốc khi mang thai.

Mẹ ăn trứng lộn, con ho hen?

Mẹ ăn trứng vịt lộn, con sẽ ho hen vì lông vịt? Quan niệm này rất sai vì trứng vịt lộn cung cấp nhiều đạm nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Trong khi đó, bệnh hen xảy ra khi phế quản bị mẫn cảm hay phản ứng với các dị nguyên như: phấn hoa, lông chó mèo, bụi, khói thuốc lá… Ngoài ra, gia đình có tiền sử hen hoặc cơ địa dị ứng, chứng stress cũng dễ làm trẻ mắc bệnh hen.

Ăn nhiều: Con to, khó sinh?

Ăn nhiều khi mang thai sẽ làm con to, khó sinh? Hiểu như vậy là sai vì chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất là yêu cầu hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Folic acid – dạng tổng hợp của folate – có trong nhiều loại thực phẩm như rau, quả tươi, đậu, gan, lòng đỏ trứng… rất cần cho phụ nữ từ trước khi có thai và ngay trong tuần lễ đầu thai nghén để giảm nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng cũng như khuyết tật bẩm sinh thường gặp ở ống thần kinh của thai.

Con nặng, khó sinh thường?

Không thể sinh thường khi con nặng quá 4,5 kg? Suy nghĩ này có thể đúng ở thời đại mà kỹ thuật sản khoa chưa tiến bộ. Tuy nhiên, ước lượng cân nặng thai nhi ngay cả với kỹ thuật siêu âm cũng có thể không chính xác. Trước đây, bác sĩ chỉ sờ nắn qua thành bụng để đánh giá cân nặng thai nhi nên dễ lầm. Ngày nay, nhiều phụ nữ sinh con to trên 4 kg vẫn có thể sinh thường, nếu gặp trở ngại gì mới cần can thiệp mổ lấy thai.

Sau sinh không tắm?

Sau khi mới sinh chỉ ăn thịt gà rim gừng, ruốc; tránh ăn rau, canh và không được tắm? Quan niệm này rất sai vì phụ nữ sau sinh vẫn cần ăn uống đa dạng, đủ chất; kể cả rau, quả, canh… để hấp thu đủ các vi chất dinh dưỡng cũng như tránh táo bón. Giữ vệ sinh thân thể sau sinh là cần thiết, miễn là nước tắm ấm áp, không vượt quá nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh cần kiêng một số chất kích thích có thể tiết qua sữa.

Kiêng quan hệ tình dục nếu tiền sử sinh non

Nhiều người khi mang thai rất ngại quan hệ tình dục vì sợ đau thai. Thực ra, quan hệ tình dục khi mang thai không chỉ an toàn mà còn đem lại sự dễ chịu cho phần lớn các cặp vợ chồng.

Phụ nữ không cần lo thai bị ảnh hưởng do thai được bảo vệ bởi túi ối. Chỉ kiêng quan hệ tình dục khi thai phụ ra máu, gặp cơn co tử cung, ra nước (nghi ngờ vỡ túi ối) hay có tiền sử sinh non, sẩy thai.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Những điều cần biết khi mang thai , Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những điều mẹ mang thai cần biết
  • Tác hại và cách phòng tránh căng thẳng trong thai kỳ
  • 5 vật dụng trong nhà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với mẹ bầu
  • Có con sớm để được hưởng những lợi ích tuyệt vời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn