Trong những ngày giao mùa, tình trạng thời tiết khó chịu thường khiến cho mũi của con bạn hay bị khò khè, khó thở vì có nhiều gỉ mũi. Các mẹ hãy vệ sinh mũi cho con thật sạch sẽ theo những cách sau đây nhé.
Trời lạnh, thời tiết hanh khô, rất nhiều bé bị chứng gỉ mũi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn mất vệ sinh, khiến bé khó chịu. Với những bé nhỏ không thể tự hỉ mũi được sẽ gây tắc đường thở làm cho bé khó ngủ và bú kém.
Có nhiều cách để làm sạch gỉ mũi cho bé như: dùng tăm bông, ống bơm hút. Nhưng khi dùng tăm bông, đầu bông quấn không chắc sẽ rơi lại gây dị vật đường thở; ống bơm hút có thể gây trầy niêm mạc mũi của bé và không thể vệ sinh được bên trong ống bơm hút sẽ gây nhiễm trùng làm bệnh lâu khỏi hơn. Thậm chí, nhiều người vừa nhìn thấy con nhỏ có gỉ mũi là dùng tay hoặc giấy ăn khều ra – đây là phương pháp hoàn toàn sai trong việc vệ sinh cho bé.
Để vệ sinh gỉ mũi an toàn cho bé yêu trong những ngày chuyển mùa, các bà mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
1. Rửa tay sạch bằng nước ấm.
2. Đặt bé ngồi trước ánh sáng, hoặc dùng đèn pin loại nhỏ soi vào mũi bé để nhìn được rõ.
3. Nhẹ nhàng dùng tay giữ đầu của bé hơi ngửa lên.
4. Dùng tăm bông có thấm chút nước hoặc nước muối sinh lý, nhè nhẹ đưa vào lỗ mũi, xoay vòng để làm sạch gỉ mũi của bé. Lưu ý, tăm bông sử dụng phải là loại dành riêng cho trẻ em. Bạn lưu ý là vệ sinh mũi thì sử dụng bông tăm loại nhỏ và khi lấy gỉ mũi cầm thật sát đầu bông để tránh lỡ tay xọc sâu vào mũi bé, ngoáy một vòng là sạch bong, sau đó nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý.
Các phụ huynh cần lưu ý:
– Nước muối sinh lý (NaCl 9%) thường được các mẹ dùng để rửa mũi cho bé, làm dung dịch mũi loãng ra và giữ cho niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường- Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho bé nằm ngửa hay ẵm ngửa bé, xịt 1-2 lần vào mũi bé. Nếu dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3-5 giọt. Lưu ý, nhỏ bên nào thì hút sạch mũi bên đó.
– Đối với bé lớn, có thể dùng bình rửa mũi, nói bé nghiêng đầu qua một bên há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.
– Để hút sạch mũi: bé lớn, cho bé xỉ sạch nhiều lần. Bé nhỏ, dùng dụng cụ hút mũi là bóng cao su hay bấc sâu kèn (là miếng giấy thấm, mềm được se nhỏ để cho vào mũi bé lau mà không làm bé khó chịu).
Quyên đã bình luận
Con tôi được 12 tháng, cân năng 9kg.Mấy hôm nay thời tiết thay đổi cháu có triệu chứng sốt cao kèm ho,thở khò khè,nặng nhọc,ăn vào bị nôn ra.Tôi cho cháu vào viện nhi Nam Định được bs chuẩn đoán là Viêm phế quản co thắt,nằm viện tiêm kháng sinh được 1 tuần thì cháu đỡ,vừa ra viện về 1 hôm thì lại sốt cao(39 độ), ăn đến đâu nôn đến đó,đi ngoài phân có mùi tanh và lỏng.Lại nằm viện tiêm thêm 3 ngày nữa.Cháu đỡ được 3 hôm thì lại bị sốt cao trở lại,kèm ho. Tôi lại đưa cháu ra viện khám,bs lại chuẩn đoán là Viêm phế quản,kê cho: Autusin, Bricanyl, kefnir, Betamethasone, bé nóng.
Nhưng đến hôm nay sau 3 ngày dùng thuốc tôi thấy cháu ho nhiều hơn,cơn kéo dài hơn và vẫn sốt.
1. Xin bs cho biết tôi có tiếp tục nên cho cháu dùng ks nữa ko?(vì kể từ hôm vào viện cháu dùng ks đã gần nửa tháng rồi)
2. Cháu được BS chuẩn đoán là bị tràm thể tạng,nên thay đổi thời tiết dễ bị viêm phế quản co thắt,vậy tôi nên phòng tránh cho con như nào ạ?
Rất mong sớm nhận được giải đáp của bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi vì chưa đáp ứng được như mong muốn của bạn. Mong là hiện tại bé đã khỏe hồi phục trở lại. Bạn nên chú ý cho bé uống đủ nước, trong ngày nên có thêm 2 ly (100 ml) nước trái cây tươi có hàm lượng vitamin C cao (cam, chanh, xoài, nho, cherry, bưởi…) thì rất tốt cho sức đề kháng của bé. Nên chú ý khi bé chơi nghịch hay lúc mới ngủ ra nhiều mồ hôi phải thay áo, cách tiện nhất là theo dõi sẽ thấy thời điểm bé đổ mồ hôi nhiều nhất để đặt khăn vải xô 4 lớp vào lưng bé, khi thấy ẩm thay dễ dàng và nhanh. Cần chú ý giữ ấm chân và VS răng miệng. Không nên dùng kháng sinh kéo dài. Qua cách bạn mô tả thì bạn nuôi bé sữa công thức chứ không bú mẹ phải không ? Nên dùng Sữa non Smart cho bé để tăng sức đề kháng.