Ho, sổ mũi, sốt là những bệnh rất hay gặp ở trẻ. Đa số các trường hợp trẻ mắc những bệnh này là không cần thiết phải lo lắng thái quá. Chúng ta chỉ cần thực hiện vài việc đơn giản để giải quyết hoặc ngăn chặn những vấn đề đó.
Ho và đau họng
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, khoa Nhi, Phòng khám Victoria TP.HCM, có một sự thật nhiều phụ huynh không biết, ho là phản xạ ngăn chặn sự xâm nhập virus vào phổi, giúp bé thở dễ hơn vì nó giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường thở. Vì thế, ba mẹ đừng cố ngăn chặn các cơn ho của trẻ. Tuy nhiên, ho nhiều có thể khiến bé mệt và mất ngủ. Người lớn có thể giúp bé bằng cách:
– Cho trẻ uống mật ong. Đây là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm. Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.
– Ăn súp nóng. Trong những ngày bệnh, súp nóng không chỉ giúp bé dễ ăn mà còn cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, món súp gà có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp bé cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
– Uống nhiều nước. Là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ uống nhiều nước (trẻ muốn uống nước lạnh hay nước ấm đều được) và các loại nước trái cây.
Nghẹt mũi – sổ mũi
Phụ huynh có thể khó chịu vì bé cứ chảy nước mũi không dứt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ những chất nhầy và nước mũi kia đang giúp rửa sạch virus cảm, sốt ra khỏi xoang và mũi. Ba mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy nước mũi chuyển từ màu trắng trong sang vàng hay xanh – đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chiến đấu với virus.
– Nhỏ mũi. Phụ huynh có thể giúp bé “pha loãng” chất nhầy bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi. Sau đó, bé sẽ dễ dàng “xì” ra hoặc nếu mẹ phải giúp bé hút ra thì cũng dễ dàng hơn.
– Làm ẩm không khí. Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.
– Nâng cao đầu. Kê thêm một cái gối để đầu trẻ nằm cao hơn bình thường, hành động này sẽ giúp rút chất nhầy.
Sốt
Nếu thân nhiệt của bé tăng cao, đó là dấu hiệu hệ miễn dịch đang chiến đấu chống lại sự xâm nhập của virus. Vì vậy, phụ huynh đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38°C trở lên thì cần gọi bác sỹ ngay, vì sốt ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm.
– Thuốc hạ sốt: Ibuprofen hay acetaminophen có thể hạ sốt và giúp bé bớt bứt rứt, nhưng không nên quá lạm dụng. Sốt là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và mau hết bệnh, ba mẹ không nhất thiết phải cho con uống thuốc hạ sốt nếu như trẻ không quấy hay bứt rứt vì sốt. Nhiều phụ huynh không kiên nhẫn chờ đủ thời gian cho phép giữa 2 cữ thuốc, dẫn đến việc cho bé uống thuốc quá liều. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ.
– Uống đủ nước. Cơ thể của bé tiêu hao nước nhiều hơn khi phải “chiến đấu” với cơn sốt, vì thế, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé nạp càng nhiều chất lỏng càng tốt.
– Mặc quần áo thoáng mát
– Lau mát: Nhiều phụ huynh được khuyến cáo lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi bé bị sốt, nhưng biện pháp này không hề hiệu quả mà còn làm cho trẻ khó chịu. Bạn không cần lau mát cho trẻ bị sốt nhưng vẫn có thể tắm rửa bé bình thường để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.
Phòng ngừa cho trẻ
– Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn chia sẻ cùng các bậc cha mẹ những phương pháp dưới đây để giúp bé tránh rơi vào những tình huống trên:
– Ngủ đủ: Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.
– Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.
trịnh thị Hiếu đã bình luận
Thưa bác sĩ:
Con bé nhà tôi hồi được 1 tháng tuổi bé bị mọc 1 cái nốt nhỏ bằng hạt gạo (giống bị viêm lợi do nhiệt) ở phía trong của lợi cằm dưới. nay cháu đã 5,5 tháng nhưng nốt trên vẫn không khỏi mà lại còn to hợn gần bằng hạt ngô ( bên trong mọng nước) ấn tay vào rất mềm không cựng . Xin mọi người chỉ dùm cháu bị bệnh gì . có cách gì chữa khỏi khộng Tôi xin cảm ơn
nguyen bich ngoc đã bình luận
chao bac si.
Em có cháu trai gần được 5 thang tuổi nặng 6,2kg, chiều cao 7,2cm. cháu có chiều cao, cân nặng như vậy có phải bị suy dinh dưỡng không ah? Khi chau sinh được 3,2kg nhưng do mẹ ít sữa nên được 2 tuần tuổi em đã cho cháu uống thêm sữa ngoài và 2 thang rưỡi em đã cho ăn thêm bột gạo,thinh thoảng em mới cho ăn. Bây giờ em cho ăn ngày 3 bữa vào khoảng 8, 9 giờ sáng. 3 giờ chiều và 8h tối ah. Em cho ăn như vậy co qua sớm không? Và nếu cháu bị suy dinh dưỡng cần bổ sung thêm gì ahj. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn nhiều
Huynh mai đã bình luận
Con em nai dc 4,5th tuoj be da bj sot toj 3 ngay bac si cho thu mau noj be bi viem hong qua ngay thu tu bas si cho be uong imeclor uong 1 goi acepron 1/2 nhung toi cho be uong acepron toi 1 goi k biet co anh huong gi toj be k thua bac si. Cam on
Phạm Thị Kim Hảo đã bình luận
Em chào bác sỹ ạ.Bác sỹ cho em hỏi bé nhà em được 6,5 tháng tuổi khoảng 2 ngày nay bé nhà em có hiện tượng ăn ít và khi ăn hay bị trớ và trào cả ra ở cả khoang mũi vậy hiện tượng này có nguy hiểm ko?Nguyên nhân và cách phòng tránh thế nào?Bé nhà em còn có hiện tượng trong lợi mọc 1 nốt chấm trắng ko to nốt đó có ảnh hưởng gì ko ạ.Cháu vẫn ăn và chơi ko quấy khóc bác sỹ cho em xin lời khuyên để có thể biết và phòng tránh cho bé.Em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ.
huyen đã bình luận
be nha em duoc 8 thang tuoi , nhung bay jo be dang bi sot, ho, so mui, kho chiu xin hoi bac sy pai lam the nao a?
duong huong đã bình luận
con toi 25 thang tuoi nang 10 kg biet di va noi duoc luc 13 thang chau rat hay bi viem hong viem a cap phai thuong xuyen uong khang sinh. Toi rat sot ruot nhung khong biet lam the nao .Ai co cach gi hieu qua khong giup toi voi ! Xin tran thanh cam on!
Hoang Thu Huong đã bình luận
Con gai em moi dc 02 thang tuoi, chau dang bi ho,so mui, khong bi sot, chau chi an sua me thoi, lam the nao de chau nhanh khoi day thua Bac sy? xin mach bao Vo, chong em. Em cam on nhieu
truong tham đã bình luận
chào bác sĩ,
con gái em nay đuợc 15 tháng tuổi, nặng 10,3kg, ăn uống bình thừong. bác sĩ cho em hỏi con gái em có 2 bên xưong sừon đều nhô cao lên rất rõ ràng, điều này có phải dị tật hay triệu trứng gì không?
cảm ơn bác sĩ
Le Nhan đã bình luận
Lam the nao de be khong bieng an?nau chao cho be 10thang co duoc bo gia vi gi khong thua bac si
dung doan đã bình luận
chao bac si
con em duoc 1.5 thang tuoi co hong chau kho khe co dom hay van minh .co nguoi noi cho chau uong mat ong tron chanh la khoi lieu co dung ko vi chau con be nen em ko cho uong.em phai lam gi de chau het dom bac si giup em voi vi lan dau co con nen em ko co kinh nghiem gi ca
mong bac si tra loi gap cho em .cam on bac si nhieu
Mẹ Chíp đã bình luận
chào Bác sỹ !! bé nhà em nay 4 thang 20 ngay(bé gái ) nặng 6kg5 cao 64cm bé phát triển như vậy được k thưa bác sỹ, em đang cho bé ăn bột lúa mì -sữa của nestle được 3 hôm thấy bé có biểu hiện khó đi ngoài , mỗi lần đi phải rặn nhiều , phân hơi cứng nhưng chưa bón, như vậy em có nên tiếp tục cho bé ăn k ? mỗi ngày e cho bé ăn 1-2 muỗng , 1bữa/ngày. , khi nào em có thể cho bé ăn nhiều bột và an váng sữa,sữa chua , phomai .em muốn cho bé uống nước cam +pha chút đường + nước ấm có được k ạ, phòng táo bón .Khi nào có thể tập cho bé ngồi , bé nhà em đã lật và cứng cổ.
Em có câu hỏi phụ : bác sỹ có kê cho bé uống men tiêu hóa kidlac 15 ngày, em có thể mua thêm cho bé dùng hằng ngày được k a, vì bé rất lười bú (em phải ép bé bú mới được 800mill)và lên cân rất chậm , tháng rồi bé lên dược 4 lạng.và em k có điều kiện đi khám thường xuyên , mong bác sỹ tư vấn giúp em
Nguyễn Thị Phương đã bình luận
Em cảm ơn Bác sỹ ah! Hiện tại Em cho con ăn sữa ngoài hoàn toàn vì Em bị mất sữa từ khi sinh Cháu ra. Sữa Isomil 1 dùng cho trẻ từ 0 tới 6 tháng tuổi và Em chưa rõ là sữa này có thể dùng thay thế bữa ăn hàng ngày bằng sữa cho con như các loại sữa thông thường khác không ah? Em rất mong Bác sỹ tìm hiểu và cho Em xin ý kiến một lần nữa ah. Em dùng 7 chiếc bình sữa thủy tinh cho con và luộc ngày hai lần và luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần làm việc gì đó cần vệ sinh trong khi gần con. Em cảm ơn Bác sỹ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên dùng đan xen và tăng dần sữa bình thường, giảm dần sữa Isomil trong vòng 4- 6 tháng. Nên cấy phân để biết được bé đang thiếu hụt loại vi khuẩn lành tính nào.
Nguyễn Thị Phương đã bình luận
Em chào Bác sỹ và xin Bác sỹ cho Em một lời khuyên tốt nhất ah! Em có con trai 2 tháng tuổi và cháu bị đi ngoài từ khi 20 ngày tuổi điều trị hai đợt tại bệnh viện Nhi Trung Ương và hiện tại Em cho cháu dùng sữa Isomil 1 dành cho trẻ bị đi ngoài sau khi điều trị dứt điểm cho cháu bệnh đi ngoài, sau hai tuần em đổi loại sữa khác cho cháu là sữa Similac Neo thì cháu lại bị đi ngoài lại, em dùng men tiêu hóa và cho cháu dùng lại sữa Isomil 1 thì cháu ổn định dần không đi ngoài nhiều nữa. Vậy Em xin được hỏi Bác sỹ là Em có thể cho cháu dùng loại sữa Isomil trong thời gian lâu dài không ah? Như vậy có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của cháu không? Em rất mong nhận được lời khuyên của Bác sỹ và Em xin cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Lời khuyên tốt nhất là sữa mẹ hoàn toàn, nhưng không thấy bạn nói gì việc có cho con bú hay không. Bé bị dị ứng sữa công thức, vì vậy bạn phải kỳ công lựa chọn sữa và tập dần cho bé ăn. Bạn nên đọc kỹ thành phần sữa Isomil 1 và hướng dẫn sử dụng, xem có thể dùng đến mấy tháng tuổi. Cần chú ý VS tay và dụng cụ pha sữa.
mẹ Suri đã bình luận
Chào bác sĩ,
bé nhà cháu nay được 6,5 tháng. vào lúc bé 6 tròn 6 tháng, cháu có đưa bé đi chích ngừa cúm mũi 1, bé cân nặng được 7,4kg, dài 67cm (lúc sinh 2,8kg, dài 48cm), BS cho bổ sung canxi, men kidlac. Trước chích ngừa cúm, bé ăn ngày 2 cữ bột 100ml bột/cữ + 2 bữa phụ trái cây (chuối, đu đủ, bơ, xoài, kiwi,..), 1/2 hủ sữa chua, 1 viên phô mai tươi cho trẻ em + 500- 700ml sữa Similac, mỗi lần 120ml. Sau chích ngừa đến nay bé tự dưng biếng bú sữa – chỉ bú 1/2 lượng sữa bính thường, mỗi lần bú từ 30-60ml rồi thôi (vẫn ăn dặm bình thường), không sốt (hơi hâm hấp), vẫn vui chơi bình thường. Sau 1 tuần bé sụt mất 200gr, cháu có cho bé đi khám nhi thì bé không viêm họng, bụng tiêu hóa tốt, BS cho thêm men Neopeptin, bé vẫn không bú nhiều hơn mà có vẻ còn ít đi nữa. Cháu thấy nướu răng hàm bé sưng đỏ, bé rất hay cắn đồ chơi, cắn tay & vai mẹ khi được ẵm bống, bé đã trườn 4-5 bước, rất hay chống 2 tay thẳng lên (không biết là đang tập bò hay ngồi???)…
BS cho cháu hỏi bé nhà cháu như vậy là biếng ăn sinh lý phải không ạ? Để giúp bé qua giai đoạn này, cháu cần làm gì? Nên cho bé ăn & uống như thế nào để bé không tiếp tục sút cân?
Mong BS trả lời gấp vì bé nhà cháu biếng bú nay đã hơn 10 ngày rồi, chắc sút cân thêm nữa….
Cảm ơn BS!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên thông tin giới tính của bé để MYC không mất nhiều thời gian tìm lại câu hỏi trước mới. Cân nặng và chiều cao của bé phát triển bình thường theo tháng tuổi đấy chứ, kể cả sụt 200gr thì vẫn trong khung bình thường. Bạn nên tăng lượng bột lên 150-180 ml. Nên nấu cháo lấy nước cháo sánh pha sữa, có thể bé thích hơn. Có thể bé không chịu bú bình do lỗ đầu ti nhỏ, bạn không chú ý khi bé đã lớn phải cắt to hơn.
Hai Thanh đã bình luận
Chào bác sĩ
Em có đứa cháu con của cô em đến nay được 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng dù cháu vẫn ăn uống tốt, phát triển bình thường, như vậy cháu có mọc răng quá trễ không, cháu có thể bị thiếu chất gì?
Lúc sinh cháu mẹ cháu về quê sinh và ở vùng khá sâu nên chưa được trích ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì điều kiện bây giờ mới đưa con vào lại TP, vậy cho em hỏi bây giờ cháu có thể trích ngừa được mũi 5 hay 6 trong 1 không, và phải trích ở viện Paster hay trung tâm y tế dự phòng quận nơi tạm trú?
Rất mong sớm có câu trả lời của bác sĩ, em xin cám ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chương trình TCMR được triển khai 100% các xã phường thôn bản phum sóc bạn nhé, chỉ có thể đường xa gia đình ngại đưa bé đi thực hiện hoặc không nắm được lịch tiêm hoặc không thông báo cho TYT xã biết 2 mẹ con bạn đang tạm trú tại địa phương để trạm gửi giấy mời, thông báo. Bạn nên đưa bé đến TYT phường nơi bạn cư trú hoặc TTYT quận huyện, hoặc TTYT dự phòng thành phố để được tư vấn nên tiêm những loại nào trước và khoảng cách các lần tiêm. Bé chưa mọc răng là bất thường rồi, nên khám dinh dưỡng luôn ở TTYT dự phòng là tốt nhất.