Trong giai đoạn đầu thai kỳ, triệu chứng ốm nghén là điều vô cùng khó chịu bởi cảm giác buồn nôn lúc nào cũng gợn lên cổ. Vậy làm cách nào để giảm chứng buồn nôn khi bầu bí? Bạn hãy thử áp dụng các bí quyết nhỏ sau đây nhé.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Khi đang bầu bí, chị em đừng chăm chăm tuân theo nguyên tắc “ba bữa chính/ngày”. Tốt nhất hãy nạp thứ gì đó vào bụng ngay khi cảm giác thèm ăn xuất hiện. Quan trọng nhất là đừng để dạ dày “biểu tình” vì quá đói hay “nặng nề” do ăn quá no.
Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn bình thường, chị em nên ăn vặt thường xuyên trong cả ngày để trung hoà lượng dịch vị dư thừa.
Ăn những gì mình muốn
Dù món ăn có bổ dưỡng đến đâu, nhưng nếu nó đem lại cho bạn cảm giác lợm giọng, buồn nôn, đừng cố ép mình nuốt nó cả! Bởi vì điều quan trọng nhất là bạn có giữ được thức ăn trong dạ dày không?
“Trang bị” một số đồ ăn vặt “lành tính”
Một số đồ vặt như bánh qui mặn, dưa chuột bao tử, nước chanh, súp nấm, táo, bánh gatô, nước ép trái cây, ngũ cốc có đường, bánh qui giòn… là những thức ăn thường không gây ra cảm giác buồn nôn cho chị em mang bầu.
Không ăn những thực phẩm quá nhiều mỡ béo
Bơ, sốt mayonnaise… là những đồ ăn gây khó tiêu. Chúng thường đọng lại rất lâu trong dạ dày và vì thế, gây ra cảm giác buồn nôn.
Đừng uống quá nhiều nước trong bữa ăn
Uống nước quá nhiều trong bữa ăn sẽ làm tăng nhanh cảm giác đầy bụng. Điều này dễ khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn, thậm chí gây nôn mửa khi đang trong giai đoạn ốm nghén. 1-2 cốc nước trong bữa ăn là đủ.
Giữa các bữa ăn, ta có thể uống nước tùy thích.
Nghỉ ngơi
Mệt mỏi sẽ làm gia tăng chứng nôn oẹ của chị em bầu bí. Vì thế, cần biết sắp xếp thời gian hợp lý để vừa giữ gìn sức khỏe vừa đảm bảo công việc cơ quan lẫn việc nhà. Tốt nhất hãy phân công và chia sẻ bớt các công việc nhà cho ông xã bạn.
Bổ sung vitamin B6
Vitamin B6 thúc đẩy tiêu hóa và giúp chị em mang thai giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Nếu ngại uống, có thể bổ sung qua một số thực phẩm như mầm lúa mì, chuối, thịt gà…
“Kết thân” với trà gừng, trà bạc hà
Có một cách giảm những cơn ốm nghén khá hiệu quả đối với bà bầu là dùng trà gừng hoặc trà bạc hà. Trà gừng được các chuyên gia cho rằng có hiệu quả hơn nhưng nó không hề dễ uống và dễ gây nóng cho các bà bầu. Vì vậy, trà bạc hà được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc quá khó chịu với những cơn ốm nghén, chị em bầu bí nên tự thưởng cho mình một tách trà bạc hà nóng.
Tránh những nơi có không khí bí bức
Vì chị em bầu bí rất nhạy cảm với các mùi thơm, nên vì thế, hãy tránh những nơi “chìm” trong mùi chiên rán, thuốc lá hay nước hoa.
Han Thi Hang đã bình luận
chau nam nay 22tuoi.sap ket hon nhung chau da lo mang thai gan 2thang roi.do ban ron voi chua co dieu kien nen chua the di kham duoc.chau nge moi nguoi noi khi mang thai se co mot it mau ri ra nhung chau lai khong thay.gio chau van co nhung dau hieu nhu nhung nguoi mang thai binh thuong.vi dieu kien kho khan cua gd nen 2thang nua chau moi ket hon dc.gd 2ben van chua biet chuyen chau co thai.vi vay chau xin bac si tu van giup chau a!
Phương Hiền đã bình luận
Thưa bác sĩ cháu mang thai được hơn 2 tuần rồi,bây giờ cháu đã thấy cảm giác buồn nôn,khó chịu,người mệt mỏi và rất hay mất ngủ vào tầm nửa đêm,xong ban ngày lại rất buồn ngủ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của cháu,Cháu muốn hỏi bây giờ có cách nào giúp cháu ngủ được không vì mất ngủ cháu rất mệt mỏi và cháu lại đang không ăn được nữa.Cháu cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Thị Quang đã bình luận
Tôi hiện đang co thai 28 tuần, cách đây khoảng 2 tháng tôi cảm thấy tê tê khó chịu o phần dưới ngực bên trái. Hiện nay nhiều lúc vùng dưới ngực bên trái của tôi hay nóng và rát, rất khó chịu, nhiều lúc nóng rát tôi cảm tưởng nhu bị phỏng, mặc áo cũng rất khó chịu. Xin bác sĩ chuẩn đoán và cho lời khuyên. Hiện tại tôi nhìn phần da bị nóng rát ko thấy có dấu hiệ đỏ, sưng hay tấy gì, chỉ thấy nóng và rát thôi.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể là biểu hiện của chèn ép dây thần kinh và mạch máu lưu thông không tốt gây loạn dưỡng. Bạn nên khám kiểm tra huyết áp tay trái và tim mạch. Đã uống bổ sung can-xi và sắt chưa ? Nên XN định lượng Hemoglobin đánh giá tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thế nào, đề nghị BS kê đơn cho uống bổ sung kịp thời, phù hợp.