Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Rạn da sau sinh và một số mẹo khắc phục

Một trong những vấn đề làm đau đầu chị em phụ nữ sau sinh đó là những vết rạn da rất mất thẩm mỹ và khó khắc phục. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để “xử lý” hết những dấu vết phiền toái đó, hãy cùng tham khảo nhé.

Những vết rạn da thường hình thành trong thời gian mang thai khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây và cuối cùng để lại các vết rạn chằng chịt trên da.

Rạn da sau sinh là vấn đề làm đau đầu chị em

Thông thường, sau khi sinh em bé khoảng 6 – 12 tháng, những vết rạn này sẽ mờ dần, tùy theo sắc tố da và cơ địa của từng người. Tuy vậy, nếu áp dụng ngay một số mẹo nhỏ sau đây, các bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những vết rạn da sau khi sinh nhanh hơn:

– Không chỉ thời gian mang thai, mà ngay cả sau khi sinh 3 tháng, bạn cũng cần duy trì thói quen uống và thoa kem vitamin E đều đặn mỗi ngày để cải thiện những vết rạn da.

– Mát xa vùng da bị rạn thường xuyên bằng dầu dừa, dầu oliu cũng khiến cho những vết rạn mau mờ. Những tác động xoa bóp nhẹ nhàng làm gia tăng sự lưu thông máu, tăng tính đàn hồi cho da và giúp mờ vết rạn nhanh chóng.

– Ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E, kẽm sẽ giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi nhanh chóng.

– Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần xong hơi bạn nên xông khoảng 10 – 15 phút.

– Các vết rạn da càng để lâu thì càng khó làm mờ. Vì thế, nếu có điều kiện thì sau khi sinh khoảng 3 tháng, bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm có uy tín để điều trị làm mờ vết rạn bằng tia laser. Phương pháp này không chỉ có tác dụng làm mờ vết rạn da mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và phục hồi những vùng da bị tổn thương.

– Phẫu thuật thẩm mỹ cũng là cách được khá nhiều chị em lựa chọn. Việc phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước và biến đổi màu sắc của vùng da rạn để gần giống với màu sắc của vùng da lành xung quanh. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật bạn nên cân nhắc thật kỹ và nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

– Đắp mặt nạ cho vùng da bị rạn cũng là cách giúp làm mờ vết rạn da rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một số loại mặt nạ sau:

+ Lòng trắng trứng: Bôi lòng trắng trứng lên khu vực bị rạn da, chờ khô, rửa sạch bằng nước lạnh một cách đều đặn có thể hoàn toàn làm các vết rạn biến mất.

+ Chuối: Lấy 1 quả chuối, nghiền nát ra, rồi thoa đều lên vùng da bị rạn. Sau 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm.

+ Cà phê: Trộn ¼ chén bột cà phê với 1 lòng trắng trứng gà và thoa đều lên vùng da bị rạn. Đợi cho hỗn hợp khô tự nhiên rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng: lòng đỏ trứng gà, sữa bò tươi, cà chua, cà rốt giã nhuyễn… để làm mặt nạ đắp lên vùng da bị rạn. Bạn cũng sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

Meyeucon.org - 21/10/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Làm đẹp sau khi sinh con , Rạn da khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Các bệnh ngoài da phụ nữ thường gặp khi mang thai
  • Công dụng tuyệt vời của muối với sản phụ
  • Rạn da có thể chỉ xuất hiện ở cuối thai kỳ?
  • Để mẹ đẹp hơn sau khi đón con chào đời
  • Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn