Són tiểu hoặc tiết dịch âm đạo bình thường là hai triệu chứng rất dễ gặp trong thời gian mang bầu. Vì lý do đó, nhiều thai phụ không biết mình bị vỡ ối do nhầm tưởng đó là những triệu chứng ở trên.
Hiện tượng vỡ ối
Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi được bảo vệ bởi túi nước gọi là túi ối. Bề mặt chất lỏng này giống như cái đệm, giúp bé an toàn và bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhiều người mẹ băn khoăn và lo lắng rằng, điều gì sẽ xảy đến với bé khi túi ối bị vỡ, đặc biệt là vào thời gian cuối của thai kỳ vì khả năng bị rò (chảy) ối ở nơi công cộng là rất lớn.
Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối trước khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Có những trường hợp bị rò ối sớm ở mức độ nhẹ, trong khi ngày sinh dự kiến còn cách quá xa; hoặc phải sinh mổ sớm do cạn ối. Ngay cả khi bạn đã mang thai lần đầu mà không có dấu hiệu vỡ ối sớm thì cũng không thể chắc chắn rằng lần sinh thứ hai sẽ lại như vậy.
Khi túi ối bị vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có khi chảy xuống cả chân. Nhiều thai phụ còn không biết chắc chắn điều gì đang xảy ra (do nước tiểu hay nước ối?).
Một số thai phụ khác thì đột nhiên thấy ướt quần lót. Tình trạng này vẫn tiếp diễn dù họ đã thay quần lót vài lần. Trường hợp này, bạn có thể nằm trên tập giấy thấm và nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút. Nếu bạn vẫn cảm nhận được dòng nước thoát ra từ vùng kín thì nhiều khả năng là túi ối đã hoàn toàn bị vỡ và bạn cần nhập viện sớm. Một khi túi ối đã bị vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò chậm cho đến khi bạn sinh con thì thôi. Bởi vì, nước ối là “nguyên liệu” chủ yếu để bé hít vào và bài tiết ra, do vậy bé không thể phát triển được nếu thiếu nước ối.
Nước ối có thể mang màu trắng trong, hồng, nâu hoặc xanh. Nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi của nước tiểu thì có thể bạn đang bị són tiểu. Rò ối (vỡ ối) thường xảy đến vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nếu chất lỏng từ vùng kín có màu xanh hoặc nâu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp thì đây là hiện tượng đi tiêu lần đầu tiên của bé dù vẫn nằm trong bụng mẹ, gọi là “meconium lẫn trong dịch âm đạo”.
Không chắc chắn bị vỡ (rò) ối
Nếu bạn không thể quyết định được mình có bị rò (vỡ) ối hay không thì bạn cần đến bệnh viện khám và cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của bạn cho bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định điều này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ vùng kín của thai phụ và thử phản ứng trên giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng. Nếu là nước ối, giấy quỳ sẽ nhanh chóng chuyển màu, vì nước ối nhiều kiềm hơn các chất dịch âm đạo khác.
Thỉnh thoảng, kết quả xét nhiệm có độ sai lệch vì nước ối ra từng cơn, không liên tục. Khi đó, siêu âm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được mực nước ối.
Nếu sát ngày sinh mà bị vỡ ối, cơn chuyển dạ có thể xuất hiện trong vòng 24h sau đó. Nếu bị vỡ ối sớm hơn tuần thứ 36 thì khả năng xuất hiện cơn chuyển dạ là ít. Nếu bị vỡ ối mà không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ kích thích đẻ sớm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bào thai.
Trịnh Vân Khanh đã bình luận
K/g: Bác sỹ
Em sanh bé đầu được 10 tuổi và bây giờ em mang thai bé thứ hai được 8 tháng. Bé đầu em sanh thường nhưng sau đó em chụp thuốc mê để khâu vì BS nói bị rách nhiều. Lần này em sợ nên dự định sanh không đau và khâu thẩm mỹ. Vậy sanh không đau là gây tê như thế nào vậy BS ? có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe… em rất mong BS giải thích rõ dùm em 2 dịch vụ trên.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Sinh không đau là gây tê ngoài màng cứng của tủy sống. Có thể lần đẻ trước do thiếu kinh nghiệm, bạn chưa hợp tác tốt với nhân viên y tế khi rặn nên bị rách tầng sinh môn hoặc cổ tử cung (hoặc chính nhân viên y tế thiếu kinh nghiệm nên chưa điều khiển bạn rặn đẻ tốt). Bạn đã theo 1 khóa huấn luyện trước sinh chưa ? Chúc bạn "mẹ tròn con vuông", nhiều may mắn và hạnh phúc nhé.