Tại cuộc họp thường niên của Hiệp Hội Y khoa Mỹ, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng nếu trẻ em chỉ tập trung vào một môn thể thao thì sẽ dễ bị chấn thương hơn.
“Trong thực tế, những trẻ chỉ chăm chú luyện tập, theo đuổi một môn thể thao có nguy cơ bị thương gấp hai lần so với những trẻ luyện tập nhiều môn thể thao”. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Neeru Jayanthi, giám đốc khoa y tế tiểu học trường Đại học Loyola Chicago cho biết.
Jayanthi, một thành viên của nhóm đã thực hiện nghiên cứu trước đây về 519 tay vợt nhí và thấy những trẻ chơi quần vợt có nhiều khả năng bị tổn thương hơn.
Nhưng đó chỉ là một môn thể thao và Jayanthi muốn mở rộng các kết quả cho các hoạt động thể thao khác.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xếp hạng mỗi vận động viên, căn số điểm trên các yếu tố như mức độ thường xuyên luyện tập một môn thể thao nào đó (khoảng 75% mức độ tập trung được coi là chuyên), đã từng hoặc họ đã từ bỏ môn thể thao để tập trung vào một môn khác và thời gian họ luyện tập từ 8 tháng/1 năm hoặc hơn 6 tháng/1 năm với một môn thể thao đó. Kết quả là 60,4 % trẻ chỉ chuyên một môn bị thương, so với chỉ 31,3% những trẻ khác. Trẻ dễ bị thương nếu mức chơi trung bình 11 giờ một tuần, so với những trẻ chơi ít hơn 9 giờ hoàn toàn bình yên vô sự.
Jayanthi cho biết ông đã nhận thấy rằng thể thao chuyên môn cao hơn như quần vợt, khiêu vũ có xu hướng liên quan đến có nhiều thương tích nghiêm trọng hơn.
Tại sao các thương tích xảy ra? “Một lý do là do lặp đi lặp lại việc vận động cùng một nhóm cơ bắp và dẫn đến căng thẳng các phần đang phát triển. Ví dụ, “cột sống” – Jayanthi giải thích – “Cơ thể đang phát triển của trẻ sẽ không thể chịu đựng được điều này”.
Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo rằng trẻ em nên tham gia nhiều hoạt động, phong trào khác, thay vì chỉ chơi một môn thể thao. Đến độ tuổi trung học, khi cơ thể trẻ phát triển hơn, việc luyện tập chuyên một môn nào đó cũng sẽ an toàn hơn.