Thời điểm nào thì mới nên cho con đi giày là một câu hỏi được một số phụ huynh đưa ra. Họ lo ngại rằng cho trẻ đi giày quá sớm có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của đôi chân và khiến trẻ tập đi khó khăn hơn.
Về thời điểm nên bắt đầu cho trẻ đi giày cũng được nhiều cha mẹ bé đưa ra các quyết định khác nhau. Có người cho rằng ngay từ khi bé sinh ra đã nên cho đi giày nhưng có những phụ huynh lại bảo khi nào bé bắt đầu tập đi mới cho con đi giày. Vậy khi nào nên cho trẻ bắt đầu đi giày đây?
1. Khi trẻ bước những bước đầu tiên
Đúng là thời điểm trước khi trẻ bước chập chững những bước đầu tiên thì trẻ không cần phải mang một đôi giày. Vì trong thực tế, giày dép hoặc quần áo bó sát chân có thể làm tổn thương sự phát triển ở chân của trẻ và khiến việc bước những bước đầu tiên khó khăn và chậm trễ hơn.
Chưa kể những đôi giày dễ thương có đế cứng hoặc đế mềm có thể nhìn rất đáng yêu nhưng cũng có thể làm tổn thương bàn chân đang phát triển của bé nếu chúng được đi cho trẻ ở mức độ quá nhiều.
Nhiều phụ huynh có thể nghĩ rằng trẻ sơ sinh cần một đôi giày hoặc đôi ủng để giữ ấm đôi chân của họ trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên điều này là không cần thiết. Thay vào đó, bạn chỉ cần cho con mang vớ vải ấm cũng cho phép trẻ hoạt động tốt nhất khi chuyển động và giúp xây dựng cơ bắp chân của trẻ tối ưu.
2. Lúc trẻ tập đi
Những năm trước đây, các bác sĩ còn nghĩ rằng trẻ sơ sinh có bàn chân và mắt cá chân yếu ớt nên cần hỗ trợ khi tập đi. Vì thế, nhiều phụ huynh mua giày đế cứng cho trẻ đi sớm để giúp trẻ biết đi nhanh.
Tuy thế, điều này đã được chứng minh là không chính xác đối với những đôi chân của trẻ khi chuyển động. Trẻ em thường có cơ bắp phát triển kém so với người lớn vì thế việc tập đi với đôi chân trần cho phép trẻ xây dựng những cơ bắp tốt hơn so với đi bộ với giày.
3. Chỉ cho trẻ đi giày khi cần thiết
Thực tế, một đứa trẻ nên được đi bộ bằng chân trần càng nhiều càng tốt và giày dép chỉ cần thiết để bảo vệ và bảo đảm vệ sinh cho trẻ mỗi khi đi bộ ra ngoài trời.
Những đôi giày cho trẻ nên được chọn linh hoạt và có đế mềm mại để có thể bảo vệ đôi chân trẻ khỏi vi trùng và bụi bẩn mà không làm thay đổi hay biến dạng bàn chân hoặc dáng đi của bé.
Khi cha mẹ bé mua giày cho con cũng nên chú ý đến sự phát triển của đôi chân trẻ. Hầu như một tháng một lần, bàn chân trẻ sẽ có sự phát triển nhanh chóng. Những đôi giày quá chật có thể biến dạng dáng đi của trẻ và gây ra các mụn nước, tình trạng móng chân mọc ngược rất đau đớn cho trẻ đấy.
bong bong đã bình luận
Mình đã chuẩn bị đồ cho bé hết rồi, và đồ dùng cho mình nữa. Tuy nhiên mình tìm hiểu thấy sau khi sinh nên thoa rượu gừng, rượu nghệ để săn chắc da thịt, mờ thâm và trắng da, mình đang phân vân là không biết có nên dùng không, Thấy mấy mẹ bên Webtretho và lamchame khen xài rượu gừng, rượu nghệ của chị Hương bên quận 7 hay lắm. Mà mình không biết làm sao để liên hệ được với chị này, mẹ nào có số điện thoại cho mình với.
Nguyễn Thị Vũ Quyên đã bình luận
Chào MYC
Em sinh ngày 8/7/1981, chồng em sinh ngày 21/4/1978. Em dang mang thai bé trai, dự sinh ngày 24/1/2012( Dương Lịch), thuộc năm Thìn. Em định đặt tên bé là Trung Kiên, tên này có hợp tuổi bé và vợ chồng em không. MYC có thể tư vấn thêm cho em một số tên khác được không?
Cảm ơn MYC
Meyeucon.org đã bình luận
Tuổi đó nên chọn các tên sau: Đỗ, Đông, Bách, Bình, Dương, Kỷ, Kiệt, Lịch, Lâm, Phương, Phong, Quyền, Sang, Tùng, Thụ, Thuật, Thuận, Trụ, Hiệu, Lê, Lương, Sâm, Chương, Duẩn, Giáp, Khuông, Phạm, Doanh…Bằng, Bình, Diễn, Giang, Hà, Hải, Hạo, Hiệp, Hồ, Hoàn, Hữu, Nguyên, Phan, Quyết, Thắng, Thẩm, Trí, Triều, Uông, Vũ, Vĩnh, Vịnh…
Tên Kiên ko thực sự hợp