Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ ốm tại nhà

Đã có trường hợp bác sĩ ở một bệnh viện tuyến trung ương than phiền rằng nhiều phụ huynh thấy con mình bị “hắt hơi, mổ mũi” thôi cũng đã đưa đến viện, mà nhất định phải là viện có tên tuổi! Điều đó đã “góp phần” làm phức tạp hóa sự quá tải ở đa số các bệnh viện tuyến trên, gây lãng phí không cần thiết. Các bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị ốm tại nhà để tránh lặp lại những điều đó nhé.

Hôm nay tôi rất vui khi được tham gia chia sẻ với nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ khác. Cũng như mẹ Gà Tre, tôi năm nay 27 tuổi và đã có một con gái 3 tuổi. Chúng tôi vẫn thường gọi cháu với cái tên là Cún ở nhà.

Cũng như nhiều đứa trẻ khác, từ khi lọt lòng đến giờ, Cún nhà tôi rất hay ốm. Khi thì con bị sốt, lúc lại ho, lúc lại đau mắt, lúc thì ói mửa… Nói chung là theo sát chăm sóc con 3 năm, tôi thấy con gặp rất nhiều lần bị ốm nặng và nhẹ. Cứ sau mỗi lần chăm sóc con ốm, tôi tự rút ra được một số kinh nghiệm để chăm con tốt nhất những thời điểm này. Dưới đây là những cách tôi đã làm để giúp con cảm thấy tốt hơn và giảm được những cuộc gọi điện thoại không cần thiết cho bác sĩ hoặc giảm tần suất đưa Cún đến thăm khám bác sĩ khoa nhi của cháu.

Các mẹ có thể tự xử lý một số vấn đề về sức khỏe của trẻ ngay tại nhà một cách dễ dàng

1. Khi con bị ói mửa

Đây là một trong các triệu chứng rất khó chịu với bé và chúng thường xuyên có thể làm cha mẹ trẻ cảm thấy lo lắng vì con bạn sẽ trở nên bị mất chất lỏng quá nhanh và có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe tồi tệ khác.

Tuy nhiên khi trẻ bị nôn mửa, phần nhiều là kết quả của một lần bị nhiễm virus đơn giản. Và để cho trẻ không bị mất nước, cách tốt nhất là mẹ bé nên cung cấp cho bé một lượng nhỏ chất lỏng thường xuyên.

Ngoài giải pháp uống bù nước điện giải, bạn có thể cung cấp cho con của bạn 1-3 muỗng cà phê nước mỗi 5-10 phút. Ngay cả khi bé bị nôn rất nhiều, bạn vẫn có thể cho con uống một lượng nhỏ của chất lỏng thường xuyên, thậm chí có thể cho con ăn kem nếu con thích.

Khi con bạn đã cảm thấy tốt hơn và nôn ít hơn, bạn có thể cho trẻ uống số lượng chất lỏng tăng dần lên 1-3 muỗng canh nữa. Sau đó, nếu trẻ không bị nôn mửa trong một vài giờ, bạn vẫn có thể tăng số lượng chất lỏng cho trẻ uống tại một thời điểm.

Nếu trẻ lại bắt đầu nôn mửa một lần nữa, hãy cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ hoặc lâu hơn và sau đó thử lại các biện pháp bù nước trên và tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị mất nước nhé.

2. Khi con bị tiêu chảy

Đây là một triệu chứng phổ biến của trẻ mà thường đi kèm với tình trạng nôn mửa. Nguyên nhân là do trẻ có một virus dạ dày.

Nếu con của bạn không nôn mửa nhiều, bạn có thể tiếp tục chế độ ăn uống thường xuyên của trẻ và chỉ cung cấp cho trẻ thêm vài chất lỏng trong thời gian trẻ bị tiêu chảy. Nhưng nếu con của bạn không muốn ăn chế độ ăn uống thường xuyên của con hàng ngày, hãy cho trẻ ăn một chế độ ăn nhạt, ăn cháo loãng, ăn chuối, nước táo ép, bánh mì nướng có thể rất hữu ích.

Nếu trẻ đang đói, bạn có thể tiếp tục cho trẻ ăn chế độ ăn uống thường xuyên của mình.

3. Khi trẻ bị ho và chảy nước mũi

Những triệu chứng này thường gặp ở những trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh. Nếu bé bị chảy nước mũi và ho, mẹ bé có thể cho con uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Khi lựa chọn một loại thuốc cảm lạnh, mẹ bé hãy chọn loại thuốc chỉ điều trị những triệu chứng trẻ đang có, tránh chọn các thuốc trị đa triệu chứng trừ khi con bạn đang có tất cả các triệu chứng mà cần thuốc xử lý. Ví dụ là, nếu con bạn bị chảy nước mũi và đang ngủ tốt, bé cũng không ho thì bạn chỉ cần một loại thuốc là giúp ngừng chảy nước mũi và làm thông mũi.

Một phương pháp điều trị tự nhiên khác mà tôi vẫn thường làm để điều trị cho Cún trong trường hợp này rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý, sau đó hút sạch mũi trẻ. Với những trẻ lớn hơn có thể sử dụng một loại thuốc thông mũi tại chỗ mũi cho con. Tăng cường độ ẩm cho mũi của con cũng có thể giúp đỡ nếu con nhiều nếu con bạn đang tắc mũi trầm trọng.

4. Khi trẻ bị sốt

Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết làm thế nào để điều trị sốt cho trẻ tại nhà bằng việc chườm lạnh và cho con uống thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, cha mẹ bé vẫn rất sợ hãi khi con của mình bị sốt cao.

Nhưng bạn nên nhớ sốt chỉ là một triệu chứng bình thường của trẻ nhưng nếu trẻ nhà bạn dưới 3 tháng tuổi và bị sốt thì không nên chăm sóc tại nhà mà nên tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ sớm.

Thậm chí với những trẻ lớn hơn, nếu con của bạn phát triển một cơn động kinh do bị sốt, hãy cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu nó kéo dài hơn một vài phút hoặc gọi cho bác sĩ khoa nhi của bạn để được tư vấn.

5. Khi trẻ bị đau bụng

Trẻ em thường hay bị đau bụng, chúng như là kết quả khi bị táo bón hoặc bị một loại virus xâm nhập dạ dày.

Nói chung khi con bị đau bụng, cha mẹ bé sẽ thường không co cách nào để điều trị tốt triệu chứng khiến con bạn cảm thấy tốt hơn. Thay vào đó, cha mẹ trẻ hãy thử tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ bị đau bụng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cơn đau vẫn hành hạ con bạn theo chiều hướng đang xấu đi.

6. Khi trẻ bị đau tai

Nếu con bạn bị đau tai đột ngột và hoặc bị đau tai sau khi bị cảm lạnh thì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng tai.

Hãy giảm đau bằng việc cho trẻ uống thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Sau đó hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con bạn bị nhiễm trùng tai.

7. Khi trẻ bị loét miệng

Loét là bệnh chân tay miệng phổ biến ở trẻ em. Bệnh này thường gây ra bởi virus và thường không cần điều trị.

Những điều bạn có thể làm để làm cho con của bạn cảm thấy tốt hơn là cho con uống nhiều nước, tránh cho trẻ uống nước cam vì có thể làm con bị xót. Cho con uống thuốc giảm đau, và thoa hỗn hợp thuốc Benadryl và Maalox để phủ các vết lở loét (sử dụng tỉ lệ 2 thành phần thuốc bằng nhau).

8. Khi trẻ bị đau mắt đỏ

Mặc dù nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi virus, nếu mắt có màu đỏ, trẻ sẽ có rất nhiều nhử mắt màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bạn cần nhỏ thuốc nhỏ mắt kháng sinh tại chỗ. Vệ sinh mắt thường xuyên cho trẻ với một chiếc khăn ấm sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Sau đó bạn nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ nhé.

9. Khi trẻ bị ngứa phát ban

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho con của bạn bị ngứa phát ban như bị côn trùng cắn, kích ứng và dị ứng tiếp xúc.

Khi trẻ bị ngứa phát ban, hãy cho trẻ uống kháng sinh Histamin và thoa kem steroid tại chỗ. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị chống ngứa cho con bằng việc chườm lạnh cũng có thể khá hữu ích đấy.

10. Khi trẻ bị tiểu đau

Mặc dù đôi khi trẻ bị tiểu đau chỉ do sự kích thích hoặc đôi khi chúng là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi ấy trẻ thường bị sốt cao và dễ cáu kỉnh, mẹ bé nên cho con uống thật nhiều chất lỏng và uống thuốc giảm đau / hạ sốt có thể hữu ích cho đến khi bạn đưa con đến được với bác sĩ của trẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang chăm sóc trẻ , Chăm sóc trẻ em , Làm cha mẹ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tiêm vắc – xin cho bé vào lúc nào là tốt nhất?
  • Dinh dưỡng điều trị béo phì ở trẻ em
  • 8 nguyên nhân khiến trẻ đái dầm
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ
  • Để nhận biết bệnh ung thư ở trẻ em

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn