Trong thai kỳ, có nhiều thay đổi về hormone do vậy thể trạng thai phụ cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây là 10 thay đổi thường gặp nhất:
1. Phát ban
Nguyên nhân phát ban là do da bị kích ứng. Những mảng ban thường xuất hiện ở bụng bầu trước; sau đó, chúng sẽ lan tới ngực, cánh tay, đùi và cả mông.
2. Mụn trứng cá
Tùy trường hợp, mụn trứng cá có thể được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai (một số thai phụ sẽ hết mụn trong khi một số khác bị mụn nặng hơn).
3. Da dầu
Khi có bầu, làn da trở nên nhiều dầu hơn. Nguyên nhân là do gia tăng hàm lượng androgen (hormone nữ tính), làm tăng sản xuất sebum. Lượng sebum càng được sản xuất nhiều thì làn da càng bóng nhờn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng những sản phẩm chăm sóc da (dành cho da nhờn) an toàn với thai phụ.
4. Rạn da
Rạn da biểu hiện bằng những đường kẻ sọc, có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt da. Rạn da có thể được ngăn ngừa nếu bạn sử dụng kem chống rạn đúng cách. Có thể bôi kem chống rạn vào bụng bầu, ngực, đùi để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.
5. Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện
Tình trạng trên được biểu hiện bằng một nhóm những mạch máu nhỏ li ti, tập trung tại một điểm rồi tỏa ra tứ phía như những chiếc chân của con nhện. Kiểu giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay hoặc những phần khác trên cơ thể. Phần lớn các đám giãn tĩnh mạch sẽ tự biến mất sau sinh.
6. Đám da sậm màu
Đám da sậm màu thường có ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng như trán, môi trên, cằm. Những đám da này sẽ trở lại màu sắc bình thường sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó chỉ mờ đi chứ không mất hẳn.
7. Nhiều lông
Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.
8. Móng tay giòn
Nhiều thai phụ nhận thấy móng tay của họ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn. Thai phụ cần tránh những hoạt động sơn bóng móng tay để bảo vệ móng mạnh khỏe.
9. Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang bầu. Triệu chứng điển hình là ngứa da, phải gãi liên tục khiến làn da bị ửng đỏ, sưng lên hoặc bị xước. Bạn cần đi khám sớm vì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại kem bôi an toàn.
10. Tóc dày đẹp hơn
Khi có bầu, rất nhiều chị em cảm thấy mái tóc trở lên dày dài và bóng đẹp hơn. Điều này cũng là do sự tăng cường nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể nhiều hơn khiến tóc phát triển mạnh và khỏe đẹp.
Tuy nhiên, sau khi sinh, nội tiết tố nữ bị sụt giảm và dần trở về trạng thái cân bằng nên phụ nữ thường xuất hiện hiện tượng rụng tóc sau sinh với lượng tóc gãy rụng nhiều đột ngột so với thời điểm mang thai. Cũng bởi do ảnh hưởng của nội tiết tố khiến các sợi tóc trở về trạng thái nghỉ ngơi (telogen) và gãy rụng đi nên nhiều tài liệu còn thường gọi hiện tượng rụng tóc sau sinh như một chứng rụng tóc do nội tiết hoặc rụng tóc Telogen.
Và thông thường, mái tóc rụng sau sính sẽ dần được cải thiện sau khoảng 6 – 12 tháng. Vậy nên các chị em bị rụng tóc sau sinh đừng quá lo lắng nha!