Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Siêu âm thai và một số điều bạn nên biết

Siêu âm thai là điều rất cần thiết giúp bạn nắm được sự phát triển của thai nhi, phát hiện các nguy cơ và dị tật đồng thời có thể dự kiến được thời gian thích hợp để sinh em bé. Tuy nhiên lại có rất nhiều thắc mắc đối với vấn đề siêu âm thai ví dụ: siêu âm có hại không, có nên siêu âm nhiều không, hay nên siêu âm vào thời điểm nào? Sau đây là một số điều bạn nên biết về siêu âm thai để có thể yên tâm hơn nhé

Siêu âm không gây hại nhưng không nên lạm dụng

1. Siêu âm là gì?

Siêu âm được sử dụng rộng rãi trong việc khám bệnh giúp chúng ta quan sát được nhiều hơn những gì mắt thường nhìn thấy. Khi được siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng bạn, sau đó di chuyển một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) trên da để truyền hình ảnh em bé trong bụng lên màn hình. Bạn có thể được yêu cầu phải nhịn đi tiểu trước khi siêu âm. Bàng quang đầy nước giúp đẩy tử cung về phía trước và cho bạn nhìn thấy hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.

2. Ai thực hiện việc siêu âm?

Đó là những bác sĩ có chuyên ngành sẽ trực tiếp tiến hành việc siêu âm cho bạn. Sau khi hoàn thành siêu âm, một bác sĩ chuyên khoa khác sẽ xem xét lại hình ảnh và kết luận xem con bạn đang phát triển khỏe mạnh hay gặp bất cứ dấu hiệu bệnh tật gì.

3. Siêu âm liệu có an toàn không?

Chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa việc siêu âm và những tác hại xấu của nó. Phương pháp chữa trị bệnh lâm sàng đã sử dụng siêu âm trong nhiều năm qua nhưng chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất lợi nào. Mặc dù có thể tồn tại những hiệu ứng sinh học trong tương lai nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy, lợi ích từ siêu âm còn nhiều hơn so với những rủi ro đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, bạn không nêu tùy tiện siêu âm nếu không được sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường trong suốt thai kỳ bạn chỉ nên siêu âm 3 lần ngoài những lần khác được bác sĩ yêu cầu.

4. Những khu vực nào trên cơ thể có thể siêu âm?

Siêu âm là một phương pháp chuẩn đoán an toàn và không gây đau cho cơ thể, vi vậy bạn có thể siêu âm bất cứ bộ phận nào trên cơ thể (nhưng phổ biến nhất vẫn là những bộ phận mô mềm). Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để khám bệnh ở khung chậu nữ (cả sản khoa và phụ khoa), bụng (thận, gan và túi mật) và để chuẩn đoán bệnh tim.

Một loại siêu âm khác cũng khá phổ biến là siêu âm màu Doppler – được sử dụng trong chuẩn đoán mạch máu, đánh giá lưu lượng máu. Các khu vực khác như não, mắt, tuyến giáp, vú, tuyến tiền liệt và tinh hoàn nếu được sử dụng siêu âm màu Doppler cũng rất cần thiết. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghe nhịp tim của thai nhi.

5. Tại sao phải sử dụng siêu âm trong thai kỳ?

Siêu âm được biết đến phổ biến nhất trong giai đoạn đầu, giữa và cuối thai kỳ. Lý do phải siêu âm trong thời gian mang thai là để bác sĩ xác định chính xác xem thai nhi có đang phát triển bình thường hoặc gặp bất cứ rắc rối gì. Bác sĩ cũng có thể chỉ định việc siêu âm để xác định bạn có mang thai đôi, đa thai hoặc những dị tật bẩm sinh hay không.

6. Siêu âm nên được sử dụng như thế nào?

Siêu âm cần được sử dụng một cách thận trọng và phải được các bệnh viện hoặc trung tâm y tế chỉ định. Bạn không nên dùng phương pháp siêu âm chỉ để nhìn thấy thai nhi, xem hình ảnh thai nhi hoặc xác định giới tính thai nhi.

Meyeucon.org - 31/10/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Siêu âm thai nhi

Bài viết liên quan

  • Các vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về siêu âm thai
  • Hiểu thêm về siêu âm 2D, 3D, 4D
  • Cách tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ tư
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn