Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giảm áp lực thi cử cho trẻ

Nhiều trẻ gặp phải tình trạng stress trước những kì thi, chúng trải qua nỗi sợ hãi hoặc những sang chấn tâm lý khác do áp lực từ phía cha mẹ, khối lượng kiến thức quá khổng lồ  trong khi chưa có phương pháp học tập tốt. Nếu phụ huynh có những biện pháp tác động phù hợp thì mỗi kì thi trở nên nhẹ nhàng với trẻ.

Cha mẹ không nên gây áp lực cho trẻ

Đối với việc học hành của trẻ, thường tồn tại hai nhóm phụ huynh.

Đối với việc thi cử của con, nhóm cha mẹ thứ nhất thường đặt ra yêu cầu:“Con phải đạt điểm 10”. “Con phải phát huy hết khả năng, nếu không thì liệu hồn đấy”, “Con của bố mẹ phải giỏi giang chứ”…

Bên cạnh đó những cha mẹ thuộc nhóm thứ hai lại cho rằng kiến thức được tích luỹ trong quá trình học là hơn cả, kết quả thi không phải là tất cả.

Trong hai nhóm phụ huynh trên thì nhóm thứ nhất quá coi trọng kết quả,  mà mỗi lần thi, không thể chắc chắn 100% là trẻ có thể đạt được điểm tối đa.

Còn nhóm thứ hai thì quan tâm đến quá trình học tập của trẻ và những kiến thức mà trẻ đã tiếp thu được.

Nhóm thứ nhất, phụ huynh không biết rằng vô tình họ đã gây ra rất nhiều áp lực cho trẻ, trẻ sợ thi cử, sợ làm bố mẹ thất vọng…khiến cho trẻ căng thẳng, mất dần tự tin, nghi ngờ khả năng của bản thân ,làm ảnh hưởng đến chất lượng thi cử cũng như cả quá trình học tập.

Trẻ tiểu học vốn rất hồn nhiên trong sáng. Nếu bố mẹ kỳ vọng quá cao vào trẻ, khi không đạt được điểm cao, bố mẹ trách mắng thì trẻ rất dễ bị tổn thương. Nhiều trẻ sẽ tìm mọi cách để đạt được điểm cao, chẳng hạn như nhìn bài bạn, quay cóp…

Còn nhóm thứ hai, phụ huynh chú ý đến năng lực, quá trình học tập của trẻ. Điều đó làm cho trẻ cảm thấy thoải mái học tập và tự tin để bước vào thi cử.

Phụ huynh nên có những biện pháp tích cực nhằm giảm áp lực thi cử cho trẻ

Hướng dẫn trẻ ôn tập

Cha mẹ cần nắm vững những kiến thức trọng điểm và phương pháp ôn tập để thúc giục trẻ thực hiện ôn tập trước khi thi một cách có hiệu quả.

Giúp trẻ đặt ra một kế hoạch ôn tập ngắn, soạn tài liệu ôn tập có hệ thống, có trọng tâm và có toàn diện. Chú ý tăng cường ôn luyện. Giúp trẻ nắm vững kiến thức và năng lực của bản thân.

Trẻ có tâm thế tự tin, ổn định sẽ ôn thi tốt và có thể nắm chắc được kiến thức một cách toàn diện và nâng cao năng lực thi cử một cách hiệu quả. Đến khi thi, trẻ có thể huy động kiến thức đã tích lũy để đạt được thành tích tốt.

Đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước kì thi

Trước mỗi kì thi, việc bổ sung dinh dưỡng cho não là vô cùng quan trọng, đồng thời cơ thể lúc này cũng yêu cầu một lượng năng lượng rất lớn. Vì thế, nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhẹ, tươi ngon, hợp khẩu vị, dễ tiêu hoá. Phải yêu cầu trẻ chú ý đến vấn đề nghỉ ngơi.

Cần cố gắng duy trì thói quen làm việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, để trẻ có được tâm thế tốt, tinh thần hưng phấn tham gia kỳ thi. Hơn thế trước khi thi, cần giúp trẻ để đầu óc tỉnh táo, minh mẫn. Điều này rất có lợi cho việc phát huy hết năng lực của bản thân trẻ.

Giúp trẻ chế ngự sự mất bình tĩnh trong khi thi cử

Có một số phương pháp rất hiệu quả có thể giúp trẻ khắc phục sự mất bình tĩnh trong thi cử.

– Phương pháp thả lỏng tinh thần, thư giãn đầu óc.

– Phương pháp chuyển dịch sự chú ý tập trung sang một đối tượng khác: có nghĩa là, khi trẻ tập trung học liên tục một vấn đề chắc chắn sẽ căng thẳng và mệt mỏi, vì thế có thể hướng trẻ sang một vấn đề khác để trẻ bớt căng thẳng, giúp trẻ duy trì được trạng thái năng lực và trạng thái tâm lý tốt; phát huy một cách đầy đủ những khả năng mà trẻ có thể làm được, giúp trẻ hạn chế việc mất bình tĩnh, tăng sự tự tin trong thi cử.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn