Vừa qua, Bộ LĐTBXH đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về chính sách thai sản 6 tháng trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại Hà Nội
Hội thảo đã tập trung chủ yếu vào 5 nhóm vấn đề như: Thai sản, nhà trẻ, chính sách ưu đãi, cấm sử dụng lao động (LĐ) nữ làm việc nặng nhọc và tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ. Nhằm tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, KHHGĐ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em…
Cần tăng quyền lợi cho lao động nữ
Qua khảo sát, mức thu nhập của nữ CNLĐ hiện nay còn rất thấp, chưa tương xứng với cường độ và thời gian làm việc của họ. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe nữ CNLĐ trong đó có vấn đề bảo đảm nuôi con bằng sữa mẹ và đời sống của gia đình họ. Hiện nay, chính sách LĐ nữ đã có nhiều cải thiện, song trên thực tế việc cải thiện vẫn còn rất hạn chế.
Theo ông Nguyễn Hùng Cường – Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH – BHXHVN thì qua số liệu thống kê LĐ nữ khi sinh con có thời gian hưởng bình quân/lần sinh là 135 ngày; tiền lương ngày của LĐ nữ sinh con là 9% mức lương tối thiểu chung; số người sinh con hằng năm bằng 3,5% số người tham gia chế độ ốm đau, thai sản.
Do vậy, cần tăng quyền lợi hưởng chế độ ốm đau, thai sản của người tham gia BHXH trên cơ sở cân đối với mức đóng BHXH vào quỹ như hiện nay là 3% quỹ lương (không tăng mức đóng) và đảm bảo có khoản dự phòng nhất định. Nếu không thay đổi tăng quyền lợi hưởng thì có quy định về số dư dự phòng cần thiết của quỹ, nếu vượt quá thì chuyển sang quỹ hưu trí, tử tuất.
Còn theo đại diện của UNICEF, qua khảo sát ở một số quốc gia, việc phụ nữ được hưởng chính sách nghỉ thai sản dài, có lương sẽ thúc đẩy thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời đối với người sử dụng LĐ, một chính sách nghỉ thai sản ưu việt sẽ tạo ra một lực lượng LĐ ổn định gắn bó với DN. Khi người mẹ cho con bú hoàn toàn, con em họ sẽ khỏe mạnh hơn và điều này còn giúp giảm một khoản chi tiêu ước tính khoảng 208.300.000.000 đồng mỗi năm vì tiết kiệm được chi phí khám – chữa bệnh do thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ kém gây ra ở VN.
Nghỉ việc vì không có nơi gửi con
Đại diện Tổng LĐLĐVN – Phó Trưởng ban Nữ công Phạm Thị Thanh Hồng – cho biết tại cuộc điều tra mới đây của Tổng LĐLĐVN về nghỉ thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của LĐ nữ tại một số KCN lớn, sử dụng nhiều LĐ nữ tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khi mức thu nhập còn thấp nên áp lực càng dồn lên họ sau khi sinh con, đặc biệt là khoản tiền để gửi con.
Bà Hồng cho biết thêm, tại các nhà trọ khẩu phần ăn của các cặp vợ chồng CN trẻ, nhất là các bà mẹ trong thời gian cho con bú không có gì bổ dưỡng, các món ăn rất đạm bạc, phần lớn chỉ là chất bột, rất ít chất đạm bổ dưỡng. Cũng qua cuộc điều tra trên cho thấy chỉ có 5,7% số DN có dịch vụ trông trẻ, nhưng 97,2% trong số đó không nhận trông trẻ dưới 4 tháng tuổi… Điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng LĐ nữ ở nhiều KCN không trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh.
Theo đại diện TCty May Hưng Yên, đơn vị đang sử dụng 12.000 LĐ, trong đó 70% là LĐ nữ thì hiện nay LĐ nữ tại đơn vị này đang nghỉ thai sản 5 tháng, nhưng sau đó vẫn xin nghỉ thêm, nghỉ không lương. Điều này quá thiệt thòi cho LĐ, trong khi nếu để tiếp tục đi làm họ phải thuê người trông con từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Khảo sát của Tổng LĐLĐVN cũng cho thấy, trong thời gian nghỉ thai sản, có 81,5% số nữ CNLĐ được hưởng lương hoặc BHXH từ 4 đến 5 tháng, vẫn còn 9% không được DN trả lương và BHXH. Mức lương trong thời gian nghỉ thai sản còn quá thấp, chỉ từ 700.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/tháng.
Một số DN cho rằng, nếu chỉ quy trách nhiệm xây dựng nhà trẻ cho DN thì cũng khó thực hiện được. Cần có sự hỗ trợ của các tổ chức hoặc huy động từ các nguồn dư quỹ BHXH cho ốm đau, thai sản để xây dựng các nhà trẻ công lập, có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục để giảm gánh nặng cho LĐ nữ, đồng thời đảm bảo thực hiện được chính sách phát triển toàn diện cho trẻ em, nguồn nhân lực cho tương lai.
Trịnh Nam Bình đã bình luận
Xin Chào MYC !
Mình tên là Trịnh Nam Bình sn 1983 , Vợ Mình tên là Vũ Thị Kim Thoa 1984 . Theo dự tính ngày 20-5-2012( dương lịch ) Vợ Chồng Mình đón chào Bé Trai .Mình định đặt tên cho Bé là Trịnh Vũ Gia Hưng . Rất mong được sự tư vấn của MYC . Vợ Chồng Mình xin cảm ơn và chúc cho MYC ngày càng phát triển mạnh mẽ nhé.
Meyeucon.org đã bình luận
Với tuổi các bạn nên tham khảo những tên sau đây: Bằng, Bình, Diễn, Giang, Hà, Hải, Hạo, Hiệp, Hồ, Hoàn, Hữu, Nguyên, Phan, Quyết, Thắng, Thẩm, Trí, Triều, Uông, Vũ, Vĩnh, Vịnh… Bách, Bảo, Bản, Biểu, Bối, Cảnh, Cao, Chí, Chinh, Chu, Công, Chung, Cương, Cường, Du, Đàm, Đoàn, Đôn, Đồng, Giáp, Hạo, Hoành, Hoàn, Hoàng, Khải, Khanh, Khánh, Kim, Liêm, Linh, Luyện, Phong, Phú (thơ phú), Quân, Quý, Sâm, Sang, Tài, Thiên, Thiết, Thuật, Trạm, Uân, Vương…
TRẦN CÔNG THANH đã bình luận
Xin chào bác sỹ.
Tôi hiện nay 31 tuổi, mới có đứa con đầu lòng là con trai. Lúc mới sinh cháu 3kg, được 1 tháng thì cân được 3.9 kg, được 2 tháng thì được 4.9 kg. Có 2 vấn đề tôi nhờ bác sĩ giải đáp dùm.
Khi mới sinh vì cả 2 vợ chồng thiếu kinh nghiệm và vợ tôi lúc đó cũng chưa có sữa nên ngày đầu tiên cho con bú ít. Sang đến ngày thứ 2 vợ tôi mới có sữa mới cho bú nhiều. Đến ngày thứ 3 bác sĩ khám nói con tôi bị vàng da nhiều, phải nằm nôi đèn. sau khi nằm 3 ngày thì cho xuất viện nhung dặn là phải cho phoi nắng nhiều.
nay con tôi được 9 tuần, mỗi ngày phơi nắng từ 6h30 đến khoảng 7h00 nhưng vẫn còn bị vàng da.
Vậy bác sĩ cho tôi được hỏi phơi nắng như vậy có đủ không? con tôi bị vàng da như vậy có ảnh hưởng gì không? cháu phát triễn có bình thường không?
Lúc trong bệnh viện cháu có chích ngừa, theo sổ thì khi được 2 tháng sẽ chích tiếp. Nhưng ở quê vợ tôi (Đồng Tháp) mỗi tháng chỉ chích có 1 ngày. Vừa rồi đến ngày chích thì các bác sĩ ở đó bảo là chua đủ ngày nên không chích mà hẹn qua đợt sau, tức là chích mũi thứ 2 là không đúng với kế họach là chích khi bé được hai tháng. Nếu vậy chích không đúng như trong sổ liệu có vấn đề gì không? Thời gian giữa các mũi cách ra như vậy liệu có giảm tác dụng không?
Nhờ bác sĩ giãi đáp thắc mắc dùm.
Cám ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé tăng cân trong tháng đầu có kém 1 chút nhưng nói chung cả 2 tháng như vậy là được. Bé vàng da nặng mới ảnh hưởng phát triển trí não, như bé của bạn chắc không có gì lớn. Bạn nên cho bé tắm nắng trong khoảng 7h30-8h30h lúc đó mới đảm bảo cường độ nắng giúp cho da tổng hợp được vitamin D. Nếu ở thị xã thì bạn đưa bé đi tiêm dịch vụ ở TTYT dự phòng (thuộc Sở y tế), nếu ở quê xa thì có thể chờ được tuy bạn không nói rõ tiêm phòng bệnh gì nhưng theo lịch chung toàn quốc đó là mũi vaccin phòng Viêm gan B, vậy thì mũi đầu sau sinh 1-2 tháng, mũi 2 sau mũi thứ nhất 1-4 tháng và mũi thứ ba sau mũi thứ nhất 6-18 tháng. Bạn có thể yên tâm nhé, lần hỏi sau bạn nhớ xác nhận hộp thư.