Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đừng vội cướp lời con!

Tối nay, cậu con trai 10 tuổi đã nhìn tôi với ánh mắt vừa xa lạ, vừa trách móc, giận hờn. Vừa xomg lưng chén cơm nó đã vội đi vào phòng, lặng lẽ ngồi vào bàn học không để tôi phải nhắc như mọi khi. Tôi cũng thấy lúng túng, không biết làm gì để dễ chịu hơn. Thời gian gần đây, hai mẹ con tôi thường xuyên xảy ra xung đột, và hình như tôi thấy mình ngày càng xa cách con hơn.

Chiều nay, vừa leo lên xe nó vừa lí nhí: “Mẹ, hôm nay con bị điểm thấp”. Tôi quay ngoắt lại và hỏi ngay: “Sao lại thấp, môn gì lại bị điểm thấp?”. Tự nhiên tôi thấy chiếc xe ì máy hơn, tôi thấy mệt hơn sau một ngày làm việc. Sao con tôi lại không giống con người ta, sao nó không biết cách để làm cho bố mẹ vui vẻ và vơi đi sự nhọc nhằn? Nó nhận ra ngay cái cảm giác nặng nề đó nên nó im thin thít.

Sự nóng vội của cha mẹ trong cách hành xử với con cái là điều không đáng có

Về đến nhà, tôi xẵng giọng: “Làm sao lại chỉ được 5 điểm? Có mỗi việc học mà cũng không xong”. Nó bảo: “bạn Bin chữa một bài tương tự lên bảng và con làm theo. Con không hiểu sao lại không đúng”. Tôi bắt đầu to tiếng: “Bạn Bin là bạn nào mà lên làm bài toán mẫu?”. Mắt con bắt đầu rơm rớm: “Bạn Bin là bạn Hiếu, học lớp 4A3…”, con nói chưa hết câu là tôi đã gào lên: “Trời đất ơi, con học lớp 5 sao để cho một đứa lớp 4 chữa bài, con có bị điên không hả? Cho con ăn no, cho con học, học ở trường, học thêm, vậy mà bây giờ con lại thua một thằng học lớp 4 hả con?”. Tôi nói một hơi, không cho con chen vào. Nó cứ ra hiệu để được nói, nhưng tôi đang quá giận nên không thể nào dừng lại. Nói một lúc tôi ngồi phịch xuống sàn, thất vọng.

Con im lặng, cúi gằm mặt, không dám nói câu nào. Tôi thấy không khí trong nhà rất ngột ngạt. Tôi bảo con đi tắm, ăn cơm rồi học.

Khi con ngồi một mình trong phòng, tôi lại thấy muốn được nghe nó nói. Chuyện gì đã xảy ra với bài toán được điểm thấp, chuyện gì đã xảy ra trong lớp mà một đứa học sinh lớp 4 lại chữa bài cho học sinh lớp 5. Thực sự là sau bữa tối tôi đã thấy đỡ giận con hơn. Khi tôi đặt bàn tay lên vai, cu cậu òa khóc nức nở. Nó nói với tôi rằng bạn Hiếu là bạn học cùng lớp, ý nó là năm ngoái bạn ấy cũng học lớp 4A3 cùng nhau. Còn chuyện vì sao bài bị điểm thấp thì nó chưa kịp hỏi cô. Nó đang muốn về nhà để trao đổi thêm với mẹ, nhưng thấy mẹ phản ứng dữ dội quá nên đành lặng im.

Tôi bỗng thấy mình thật có lỗi với con. Chỉ vì không hiểu ý con và cướp lời con nên tôi đã đẩy con vào sự oan ức. Chuyện điểm thấp đang là chuyện quan trọng, nhưng vì không nghe hết câu giải thích của con nên tôi đã nóng nảy xỉ vả con. Mỗi lần con trả lời vội vàng hay tranh luận khi tôi hỏi điều gì đó, tôi vẫn hay gắt và đổ tội nó “cãi nhoen nhoẻn”. Tôi không nhớ mình đã lấn át con bao nhiêu lần, tôi không để ý thái độ ấm ức của con khi không được lắng nghe. Tôi cứ nghĩ là con tôi cần phải lắng nghe những điều cha mẹ dạy dỗ. Và những điều mình nói, mình dạy dỗ là vì muốn tốt cho con. Con có thể trình bày chưa rõ ràng, gãy gọn cũng chỉ vì nó vẫn là một đứa trẻ. Nó muốn bố mẹ hiểu rõ hơn nhưng đôi khi trình bày loanh quanh, dài dòng và dùng từ không chính xác. Bố mẹ đôi khi vô tình nghe câu được câu mất nên hiểu sai ý con. Vấn đề chính thường chưa được trình bày ngọn ngành nên không được giải quyết, mà lại phát sinh những căng thẳng do sự hiểu lầm. Nói chuyện với con là tập cho con cách trình bày một vấn đề, và cơ hội để tập cho mình khả năng kiên trì lắng nghe và kiềm chế cảm xúc.

Cậu con trai ôm lấy tôi, nước mắt con nhòe cả bờ vai mẹ. Có lẽ nó đã hiểu sự hối hận của tôi.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh
  • Giúp con vững bước thành công

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn