Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chóng mặt khi mang thai, làm cách nào?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai rất hay gặp bởi thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%.

Ngoài ra suốt quá trình thai kỳ là giai đoạn huyết áp thay đổi, giảm trong giai đoạn đầu và tăng ở lại cuối thai kỳ. Chính vì vậy sự điều chỉnh của cơ thể đôi khi làm bạn cảm thấy choáng và chóng mặt. Để đề phòng điều này, bạn nên giữ lượng đường trong máu ổn định bằng ăn ít nhưng thường xuyên.

Chóng mặt khi mang thai rất phổ biến

Nếu bạn hay thấy mắt hoa, nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể mất nước, nên uống đủ nước, tránh những loại nước gây tiểu nhiều (như caffein trong trà, café và rượu).

Kết hợp đồ ăn giàu chất sắt với đồ ăn giàu vitamin C để phòng chứng thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt khi bạn mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần thứ nhất khoảng 1 năm. Đây là 2 trường hợp lấy đi nguồn sắt dự trữ của cơ thể nhanh nhất.

Cố gắng không để nóng quá. Nên mặc áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài nếu thấy nóng. Nếu trời nóng, nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa, vẩy nước mát lên mặt và tay.

Không tắm bằng nước nóng quá và nên thận trọng nếu đang tắm mà thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân giúp đỡ, nếu có thể.

Hệ tuần hoàn sẽ chậm lại nếu bạn đứng (hoặc ngồi) lâu ở cùng một vị trí. Nếu công việc của bạn liên quan tới đứng lâu, nên đu đưa lần lượt từng bên chân một; ngồi khi có thể hoặc đi bộ đôi chút để kích thích tuần hoàn. Không đứng bắt chéo chân.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên tránh nằm ngửa (bởi lúc này bào thai đã chèn lên các mạch máu lớn của mẹ, tạm thời ngăn cản hệ tuần hoàn). Điều này không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, xanh xao mà còn làm giảm cung cấp oxy cho bào thai, dù chỉ là tạm thời. Nên nằm nghiêng. Nếu muốn ngồi dậy, nên ngồi dậy từ từ.

Meyeucon.org - 04/11/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu không nên ăn những loại trái cây này
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • 9 thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh

Bình luận

  1. hangnga đã bình luận

    17/08/2012 at 10:47 chiều

    thua bac sy!chau co bau dc 35tuan 4ngay e be nang 2800gam.gan day chau. thay hoam.at chong mat,mat thang bang.chau an uong bt;ngay uong 2coc sua ba bau nuhg 4nthang nay c kmo uon.ug sat v.i uong sa.t la mat c noi nhju mun.c nen lam tn?chau cam on bac sy.!

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn