Khi bé mới chào đời, hiển nhiên là cả gia đình dành trọn tình yêu thương cho bé, nhất là mẹ lúc nào cũng gắn với bé không rời. Nhưng các chuyên gia tâm lý cho rằng, bạn đừng vì quá chăm và yêu con mà quên hết cả bản thân cũng như gia đình. Hãy nhớ rằng bé cũng là một thành viên trong gia đình và “chỉ được” ưu tiên hơn thôi nhé. Dưới đây là 4 lỗi mà các bà mẹ trẻ nên tránh
Chăm con hết thời gian mà mình có
Cho dù bạn rất yêu con và khao khát với kế hoạch tự chăm con tỉ mỉ thì việc nuôi dưỡng một em bé cũng không giống như một kỳ nghỉ. Chăm con luôn khiến bạn stress, mệt mỏi và thậm chí không có khái niệm ngày nghỉ cuối tuần.
Hãy bắt đầu kế hoạch thư giãn cho chính bạn, khi có điều kiện: gặp gỡ bạn bè cũ, đi ăn hàng trong tháng… miễn không trùng với lịch chăm con của bạn. Thiết lập những phần việc nho nhỏ mỗi ngày: đi dạo, “chat chit” trên mạng, gọi điện hỏi thăm bạn bè, người thân…
Quên chồng
Sau một ngày mệt nhoài với việc cho con bú, thay tã, bế ẵm… bạn chẳng còn tâm trí nghĩ tới chồng. Đó cũng là điều dễ hiểu. Quá trình chuyển đổi từ một tổ ấm với 2 thành viên lên 3 người là một thách thức với hôn nhân. Cũng không có gì bất thường nếu chồng bạn luôn căng thẳng và có cảm xúc ghen tỵ với con nhỏ.
Nhưng bạn cần coi việc chăm chồng là một ưu tiên. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm thuê người trông bé. Hãy sắp xếp để có ít nhất 1 đêm trong tuần “hẹn” chồng bạn trên giường. Hãy tập trung vào chồng của bạn và biến chuyện này thành một thói quen.
Không nghĩ gì đến bản thân
Elizabeth Silk (một nhà tâm lý trị liệu ở New York) gợi ý: “Sau thời gian sinh nở, người mẹ nên có thời gian chăm chút cho chính mình. Đó là một điều cần thiết, không phải “tội lỗi””. Hãy dành thời gian để đi đến một spa, một lớp học yoga hay trung tâm thể dục thẩm mỹ dành cho phụ nữ sau sinh. Bạn cần phải “nuôi dưỡng” chính mình. Không nên để bản thân luôn u uất, không vui. Khi bạn hạnh phúc hơn nghĩa là bạn sẽ làm mẹ tốt hơn.
Không chia trách nhiệm trông con cho chồng
Bố, mẹ phải có trách nhiệm như nhau với việc nuôi dưỡng con nhỏ. Do đó, không “đóng cửa” chuyện chăm con với chồng bạn. Hãy để anh ấy tham gia vào việc nuôi con, cho dù đó là cách của riêng anh ấy.
Nhiều người vợ “độc quyền” trong việc chăm em bé bởi họ thay tã cho con nhanh hơn và tắm cho con “chuyên nghiệp” hơn. Tuy nhiên, chồng của bạn cũng cần phải thực hiện những kỹ năng này. Chăm con luôn luôn là quá sức cho phụ nữ nếu phải làm một mình.
Trong khi chồng chăm con, bạn cần tránh chỉ trích, soi mói hoặc liên tục chỉ dẫn. Một số người mẹ nói rằng chồng mình không bao giờ chịu chăm con nhưng thực ra, họ đâu có cho đối phương cơ hội làm điều này.
Nguyễn thị Thanh đã bình luận
Sau khi sinh, bé cần tiêm phòng theo những độ tuổi nảo? Mẹ và bé cần bổ sung những loại vitamin gì, trong thời gian bao lau?