Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tử cung ngả trước, quan hệ thế nào để có thai?

Hỏi: Thưa bác sĩ Thanh Hương, cháu đi siêu âm thì biết tử cung ngả trước, mỗi lần vợ chồng cháu gần nhau thì tinh trùng đều chảy ra ngoài hết, có cách nào giữ lại được không ạ? Không biết tử cung ngả trước có ảnh hưởng tới việc có thai hay không? Cháu xin cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời: Bình thường, sau khi giao hợp khoảng 2ml tinh dịch sẽ được phóng vào âm đạo của người phụ nữ. Khoảng 10-15 phút sau đó, tinh trùng sẽ di động, qua cổ tử cung đi vào buồng tử cung, vòi trứng và thụ tinh với trứng. Ngoài lượng dịch trên, trong khi giao hợp, đường sinh dục của người phụ nữ cũng tiết ra một lượng dịch đáng kể. Do đó, rất khó xác định là tinh trùng có bị chảy ra ngoài hết hay không sau khi giao hợp.

Dù vậy, trong một số trường hợp, do cấu trúc của âm đạo và tinh dịch loãng hơn bình thường thì khả năng chảy ngược của tinh dịch và tinh trùng ra ngoài là có thể. Trong trường hợp, sau một năm quan hệ bình thường mà hai vợ chồng vẫn không có con, anh chị có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn để được khám và tư vấn. Nếu thật sự do tinh dịch và tinh trùng chảy ngược ra ngoài âm đạo sau khi giao hợp, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung để điều trị.

Việc tử cung ngả trước hay sau không ảnh hưởng tới cơ hội có thai của các bạn. Bạn có thể giữ cho tinh trùng không bị chảy ra ngoài bằng cách kê gối vào mông để tinh trùng chảy ngược vào trong, giữ như vậy một lúc sau khi giao hợp.

Chúc các bạn sớm có tin vui

Meyeucon.org - 06/11/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Quan hệ vợ chồng , Tư vấn sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Lợi ích của cafe đối với sức khỏe con người
  • Mẹ bầu bị nhiễm thủy đậu có nguy hiểm?
  • Những kiểu cha mẹ dễ sinh ra những đứa trẻ xuất sắc
  • Sinh con xong có nên sưởi than hoa
  • Cần hiểu nhiều về điều trị hiếm muộn để tăng cơ hội thụ thai

Bình luận

  1. Lê Thị Diệu Linh đã bình luận

    07/11/2011 at 3:41 chiều

    Cám ơn Bác sỹ đã tu vấn giúp em, em ở huyện miền núi của Quảng trị nên điều kiện khám và chăm sóc thai kỳ không được tốt lắm.vì vậy bác sỹ vui lòng cho em hỏi thêm: Cách đây 2 tuần em đã làm nghiệm pháp dung nạp đường kết quả là lúc đói 4,2 và sau khi nhân viên làm xét nghiệm cho uống 1 cốc nước đường gluco là 7,2. em đã ăn ít cơm và đồ ngọt, ăn nhiều rau và uống sữa tươi không đường. bac sỹ cho em hỏi là liệu lượng đường trong máu cao vậy có nguy cơ gì cho bé ạ, và làm gì để giảm nguy cơ nếu có.nếu có thể nhờ bác sỹ tư vấn giúp em chế độ ăn kiêng cho phù hợp ạ.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      07/11/2011 at 3:56 chiều

      Nếu đường huyết cao thì nguy có bạn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thôi. Không nên kiêng hoàn toàn đồ ngọt mà chỉ nên giảm thôi. Không nên ăn đêm. Cần tăng cường ăn tôm cá, nếu có điều kiện.

      Trả lời
  2. Lê Thị Diệu Linh đã bình luận

    07/11/2011 at 11:10 sáng

    Chào BS Thanh Hương,
    Em 36 tuổi, mang thai bé thứ 2 đã được 30 tuần, hôm qua đi siêu âm em bé nặng 2kg, bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. vì muốn sinh thường nên rất lo lắng khi thấy bé bị dây rốn quấn cổ. em nghe nói có một vài thủ thuật có thể giúp bé xoay để khỏi bị dây rốn quấn cổ có đúng không ạ. xin bác sỹ tư vấn giúp em:
    – cách tác động giúp khỏi dây rốn quấn cổ?
    – nếu không được thì em có nên sinh thường hay sinh mỗ?
    – cân nặng của bé như thế có quá to không?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      07/11/2011 at 3:02 chiều

      Lần hỏi sau bạn cần xác nhận hộp thư. Không có kỹ thuật nào làm xoay thai để gỡ dây rốn cả, nếu bạn nghe ai đó nói và làm theo họ thì nguy hiểm cho thai, có thể thai quấn thêm 1-2 vòng nữa thì chuyện gì có thể xảy ra bạn có nghĩ không ? 60-70 % thai nhi có 1 vòng dây rốn quấn cổ mà đa số vẫn đẻ thường đấy thôi. Nếu tuổi thai tính theo ngày thấy kinh kỳ cuối và vòng kinh thông thường thì cân nặng phát triển to hơn tuổi thai 3 tuần, bạn nên làm nghiệm pháp tăng đường huyết.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn