Thai nhi phát triển chậm là biến chứng nghiêm trọng của thời kỳ sinh, cũng là một bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai. Nó còn được gọi là suy chức năng của nhau thai hay hội chứng suy dinh dưỡng ở thai nhi.
Sự nguy hiểm của thai nhi phát triển chậm
Thai nhi phát triển chậm khi chào đời thường có cân nặng thấp hơn 2500g hay thể trọng thấp hơn 10% so với thai nhi phát triển bình thường.
Trẻ sơ sinh phát triển chậm trong thời kỳ thai nhi thường dễ mắc và phát các bệnh trong thời kỳ sinh, đặc biệt trẻ thường chậm phát triển về trí lực.
Do đó trong thời kỳ mang thai thai phụ nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của thai phụ và thai nhi để phát hiện sớm các hiện tượng thai nhi phát triển chậm để có biện pháp phòng và điều trị bệnh cho thai nhi.
Nguyên nhân thai nhi phát triển chậm
Nguyên nhân thai nhi phát triển chậm rất nhiều và phức tạp. Chủ yếu dựa vào một số thành phần phụ của thai nhi như nhau thai, cuống rốn… thai phụ hay bất cứ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Yếu tố thai phụ: Thai nhi chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường sống đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường mang thai của mẹ như nơi ở, công việc, trình độ văn hóa, điều kiện khám và chăm sóc thai kỳ, độ tuổi, chiều cao, thể trọng, yếu tố di truyền, sức khỏe của người mẹ. Khi mang thai thai phụ hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, sử dụng các loại thuốc như thuốc đối kháng acid folic, thuốc chống động kinh, tetracylin… sẽ dẫn đến việc thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
Tình trạng dinh dưỡng: Dinh dưỡng của thai phụ là nguồn gốc dinh dưỡng cơ bản của thai nhi, thúc đẩy được cung cấp trong quá trình sinh trưởng của thai nhi chủ yếu là cung cấp glucose, protein, acid amin, acid béo, nguyên tố vi lượng và vitamin. Thai phụ suy dinh dưỡng nhất là thiếu protein là nhân tố quan trọng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thai nhi. Nếu thai phụ kén ăn hoặc chỉ ăn một loại thức ăn, không ăn sáng hay nôn mửa nhiều trong thời kỳ mang thai, cũng gây ra hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
Môi trường sống của thai nhi: Cơ thể người mẹ là nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng chủ yếu cho thai nhi lấy từ lưu lượng máu tuần hoàn giữa tử cung và nhau thai. Nếu thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp khi mang thai, viêm thận mãn tính, chứng ứa đọng mật trong gan, thiếu máu… kèm theo bệnh tai biến về mạch máu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu trao đổi giữa mẹ và nhau thai. Lượng máu truyền vào giảm ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai, làm cho thai nhi trong tử cung thiếu oxy và dinh dưỡng trong thời gian dài gây ra hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Vị trí cuống rốn bám khác thường, như cuống rốn nhau thai dạng cánh buồm quá dài, quá nhỏ, uốn khúc, thắt nút… đều cản trở quá trình tuần hoàn máu giữa thai nhi và nhau thai, làm cho thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
Thai phụ sốt, nhiễm virut gây bệnh trong giai đoạn đầu mang thai như virut gây bệnh sởi Đức, cytomengalovirut, nhiễm giun sán ký sinh ở chó mèo có thể dẫn đến hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung
Phòng tránh thai nhi phát triển chậm
Làm tốt việc khám sức khỏe trước khi kết hôn và có ý định sinh con cần được khám và tư vấn trước khi kết hôn, chọn điều kiện sinh lý và điều kiện môi trường tốt nhất để thụ thai. Tránh những nguy hiểm phát sinh từ bệnh di truyền và dị hình bẩm sinh, như thai phụ sớm tránh nhiễm virut gây bệnh, nhiễm trùng giun sán ký sinh ở chó mèo.
Tính toán chính xác tuần mang thai, xác định tuổi thai. Thai phụ nên nói cho bác sỹ biết chu kỳ kinh nguyệt, ngày hành kinh cuối cùng, thời gian phản ứng trong thời kỳ đầu mang thai, thời gian hoạt động của thai một cách chính xác, để bác sỹ xác định chính xác tuổi thai. Siêu âm có thể chẩn đoán chính xác tuổi của thai nhi để sớm phát hiện và sớm điều trị hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
Tiến hành khám định kỳ trước khi sinh: Đo chiều cao của tử cung với những thai phụ có độ cao tử cung thấp hơn 22 cm vào tuần thai thứ 28 hay thấp hơn 24 cm vào tuần thai thứ 30, thấp hơn 26 cm vào tuần mang thai 32, thấp hơn 29 cm vào tuần mang thai 36 và thấp hơn 31 cm vào tuần mang thai 40 thì nên chú ý đến việc thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Nên đo thể trọng của thai phụ vào cuối của thời kỳ mang thai, mỗi tuần tăng 500g là bình thường, nếu thể trọng ngừng tăng hay tăng chậm nên chú ý vì thai nhi có khả năng đang phát triển chậm trong tử cung. Đối với những thai phụ nghi ngờ thai nhi phát triển chậm trong tử cung nên sớm phát hiện và điều trị.
Tăng cường cung cấp dinh dưỡng, không nên ăn một loại thức ăn và kén ăn, chú ý đến việc bổ sung protein, vitamin và nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Chú ý nghỉ ngơi, khi ngủ chọn cách nằm nghiêng bên trái .
Nhu Y đã bình luận
xin chao BS
em di kham thai 21 tuan KQ sau?
DKLD 50
Chieu dai xuong dui : 35
Chu vi bung: 162
Chi vi dau: 186
KL: Mot thai song trong long tu cung o bach phan vi thu 20 so voi tuoi thai 21 tuan 1 ngay
Xin hoi BS em be phat trien tot ko? O bach phan vi thu 20 so voi 21 tuan 1 ngay la sao? em ko hieu lam o Bach phan vi
xin chan thanh cam on
thuytran đã bình luận
Bác sỹ ơi, con em được 24 tuần rùi, nhưng hôm trước em đi siêu âm thì bé nhà em chỉ nằm úp mặt xuống nên bs siêu âm cho em k kiểm tra được các bộ phận khác mà chỉ đo được cân nặng của bé ( hiện tại 24 tuần bé nhà em được 700g chị ạ). vì bé ko ngửng mặt nên bs bảo em về 2 tuần sau khám lại và bảo bé vẫn phát triển bình thường. Em thấy lo không biết bé nhà em có sao không hả bác sỹ? Bác sỹ giúp em, em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của bé tốt, không có gì phải lo lắng quá thế đâu.
Oanh đã bình luận
bac si giup em vs ak .hien tai em dang o nuoc ngoai em hien co Thai dc23 tuan di sieu am bac si noi dau cua Thai nhi hoi be nhugn em ko hieu dc tieng cho lam Len em rat lo Lang
qlan đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi chút nhé: em có thai được hơn 13 tuần rồi,mấy đêm gần đây, em hay bị tức bụng vì thế mà ngủ cũng ko được ngon,ban ngày thì đỡ hơn.em cũng hay bị đầy bụng,ợ hơi lắm.vậy có ảnh hưởng gì đến em bé ko?em mới đi siêu âm hôm thứ 7 vừa rồi,thai phát triển bình thường nên có cần phải đi khám ngay ko?
Cho em hỏi thêm 1 câu hỏi nữa nhé: chồng em sinh năm 1985,em sinh năm 1988, dự sinh em bé là: 18/5/2012. như vậy em bé có hợp với bố mẹ ko ạ?
Cảm ơn bác sĩ nhé!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên ăn ít hơn hay nói cách khác là giảm ăn mỡ đạm bữa tối, nên ăn ít cơm, chủ yếu uống sữa và ăn thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu.
duong thi thu hang đã bình luận
Xin chao bac si!
Em di kham thai ve va co nhan duoc ket qua nhu sau:
DKLD : 57mm
Chu vi vong dau: 204mm
chu vi vong bung: 180mm
chieu dai xuong dui: 40mm
Chan doan: mot thai song trong long tu cung o bach phan vi thu 14 so voi tuoi thai 23 tuan.
Em cung tra cuu nhieu ve " bach phan vi" nhung van ko the hieu no co y nghia gi lam.
Ki kinh cuoi cua e la ngay 1/6/2011 va ngay du sinh la 8/3/2012.
Xin bac si cho e hoi la con e co phat trien tot ko? Hay em be qua nho so voi tuoi thai.(3 thang dau e ko an uong duoc gi,chi toan truyen dich, den thang nay thi e can len duoc 6kg)
Mong nhan duoc cau tra loi cua bac si!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn đã khám SÂ lại chưa ? Thai nhi phát triển chưa đạt yêu cầu, nên uống can-xi và sắt để hỗ trợ thai phát triển.