Hầu hết trẻ bắt đầu thể hiện những dấu hiệu sẵn sàng và hào hứng với việc mặc quần lót trẻ em và tập dần với việc ngồi “bô”. Dĩ nhiên, quá trình giúp bé thay đổi phải có những thủ thuật riêng. Các bà mẹ hãy tìm ra cách tốt nhất để tập cho bé ngồi “bô” thật dễ dàng nhé.
Bé đã sẵn sàng chưa?
Những biểu hiện bé có thể ngồi “bô”:
- Biết các từ liên quan đến đi tiểu tiện, đại tiện và nhà vệ sinh.
- Cảm thấy hơi khó chịu khi bị ướt và bẩn.
- Có biểu hiện thích ngồi “bô” như tự ngồi lên hoặc tò mò đi vào nhà tắm.
- Có ý thức tự đi vệ sinh hoặc yêu cầu mẹ cho đi vệ sinh.
- Con bạn có thể nói “púp” hoặc “pi pi” để thể hiện rằng bé muốn đi vệ sinh. Thậm chí bé thích ngồi “bô” nhưng lại làm bẩn hết nhà cửa khi tháo bỉm ra.
Đó chính là những biểu hiện bé thích ngồi “bô” và có thể tập cho bé ngồi “bô”. Nếu trẻ vẫn chưa thực sự thích nghi, bạn có thể thử lại trong vài tuần sau.
Tập cho trẻ biết đi nhà vệ sinh đang trở thành xu hướng mới chứ không phải chỉ đóng bỉm rồi mặc kệ trẻ. Nhưng thực sự không phải chờ cho trẻ biết đi mới dạy trẻ biết đi nhà vệ sinh.
Còn mẹ thì sao?
Tập cho trẻ ngồi “bô” cần phải thật kiên nhẫn. Mẹ cần phải đưa trẻ đi vào nhà vệ sinh thật nhiều lần và đừng quan tâm nhiều đến việc phải giặt thêm đồ và lau dọn nhà cửa khi bé “tè bậy”. Tất cả những gì bạn cần làm là nở nụ cười thật tươi, lựa chọn đúng thời điểm bé muốn đi vệ sinh để dễ dàng hơn trong việc xử lý.
Quá trình này cũng thật đơn giản: Mua một chiếc “bô”, giới thiệu cho trẻ về nó, để trẻ ngồi lên mặc nguyên quần, rồi cởi quần, mua đồ lót có hình ngộ nghĩnh, kiên nhẫn và vui vẻ. Nhưng việc tập cho trẻ ngồi “bô” không giống như quá trình đóng bỉm khi trẻ còn bé, nó sẽ tốn nhiều thời gian và bạn cũng sẽ phải bực bội với nó.
Những khi con bạn biết ngồi “bô” đúng cách, hãy khen ngợi bằng cách vỗ tay, thơm vào má và ôm con. Khoe những thành tích ấy với bạn bè và người thân để họ cùng khen ngợi. Làm như vậy sẽ khiến trẻ thấy thích thú và lần sau sẽ làm đúng và tốt hơn. Những lời khen ngợi sẽ xây dựng lòng tự trọng và trẻ sẽ có được hứng thú từ cha mẹ chứ không phải với mỗi đồ chơi.
Hãy để con bạn tự lựa chọn chiếc quần lót ngộ nghĩnh nào mà chúng thích. Mặc những chiếc quần đó thay vì dùng tã giấy dù trẻ có tè bậy ra nhà. Hầu hết trẻ thích cảm giác được làm người lớn vì khi chúng gặp sự cố, chúng cảm thấy sự khó chịu đó sẽ sâu sắc hơn khi chúng mặc những chiếc quần mới này. Và dĩ nhiên bạn cũng sẽ có cảm giác này, vì bạn sẽ phải bắt đầu chương trình dọn dẹp, lau chùi hàng ngày.
Nếu bạn là một người kiên nhẫn, đừng ngại chuyện nhà cửa bầy bừa, bạn có thể chăm chỉ và quan tâm đến việc nhà hơn, giặt giũ, lau chùi quét dọn và con bạn cũng sẽ có thêm động lực. Những chiếc quần mới này hiệu quả hơn các loại tã giấy chỉ dùng một lần rồi vứt đi.
Khi bạn quyết định cho con làm quen với “bô”, hãy để trẻ mặc quần lót thay vì những chiếc tã giấy thông thường. Khi trẻ kéo ra và không muốn mặc, hãy động viên và khuyến khích trẻ, khen ngợi khi trẻ làm đúng cách và nhẹ nhàng nói với trẻ rằng đấy là nhiệm vụ của trẻ chứ không đơn thuần chỉ là trò chơi.
Chỉ cần nỗ lực một chút con bạn sẽ chịu khó ngồi “bô”. Hãy ngồi bên cạnh con và chờ đợi, chỉ dạy cho con, khuyến khích và khen ngợi để con bạn dần tiến đến đích nhanh hơn.
Những chỉ dẫn mỗi ngày sẽ giúp con bạn tập trung và học tốt hơn. Những chuyến “du lịch” vào nhà vệ sinh sẽ giảm dần những sự cố “tè bậy” ra nhà.
Thông thường, nếu con bạn là đứa trẻ sẵn sàng hợp tác và nhiệt tình thì công việc này thật đơn giản. Nhưng sẽ gây ảnh hưởng cho gia đình nếu hai mẹ con không ai chịu nhường ai, vì vậy phải thật kiên nhẫn và bình tĩnh.
Thậm chí sau khi con bạn đã thành thạo cách ngồi “bô”, trẻ vẫn gặp sự cố như thường. Khi không còn gặp sự cố nữa, con bạn sẽ chính thức không cần luyện tập nữa. Và hai mẹ con hoàn toàn có thể nói tạm biệt tã giấy.
Theo Eva