Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thuốc và cách đảm bảo an toàn cho trẻ

Hầu như tất cả các bé chưa thể nhận thức được rằng: không thể uống thuốc một cách tùy tiện hoặc bé sẽ bị nhầm giữa thuốc và kẹo ngọt. Chính vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu bé dễ dàng tiếp cận với thuốc và tự ý dùng thuốc.

Các loại thuốc sẽ là rất nguy hiểm với trẻ nếu cha mẹ sơ suất

1. Không dỗ bé uống thuốc bằng cách nói: “Thuốc ngọt lắm”

Nhiều cha mẹ thích dụ con uống thuốc bằng cách khen ngợi thuốc rất ngon và ngọt. Điều này sẽ gây nhầm lẫn cho bé rằng, có thể bốc thuốc ăn như ăn kẹo ngọt.

2. Đừng uống thuốc trước mặt bé mới biết đi của bạn

Các bé thích sao chép những hành động của người lớn. Vì vậy, nếu bé nhà bạn quan sát thấy cha mẹ uống thuốc thì rất có thể bé cũng sẽ tự ý ăn thuốc để bắt chước cha mẹ. Phụ huynh không nên uống thuốc trước mặt bé phòng khi bị bé bắt chước.

3. Giữ thuốc khỏi tầm với của bé

Giữ lọ thuốc và những gói thuốc thật xa tầm với của bé (xa tầm tay bé là chưa đủ). Hãy kiểm tra chỗ cất thuốc dưới góc nhìn của một bé đang chập chững biết đi. Hãy cúi xuống sàn nhà và thử xem ở chiều cao của bé, bạn có dễ dàng tìm được hộp thuốc hay mở được tủ thuốc không.

4. Không chủ quan rằng thuốc đã được đậy nắp

Bạn không nên giả định rằng thuốc đã được đậy nắp cứng và khó mở nên bé sẽ an toàn. Mấy cái nắp hộp thuốc chỉ gây khó khăn cho bé đôi chút nhưng không phải là bé không mở được. Do đó, đừng chủ quan.

5. Dạy bé hỏi cha mẹ trước khi muốn ăn thứ gì

Dạy bé thói quen hỏi cha mẹ (người lớn) khi tìm được thứ gì và muốn ăn. Nếu bạn thấy bé tìm được cái gì đó và định ăn, hãy giải thích cho bé thứ nào ăn được, thứ nào không. Cách này còn giúp bé tránh ăn phải quả độc.

6. Giải thích sự nguy hiểm của thuốc

Từ khoảng 3 tuổi, bạn có thể giải thích rõ ràng lý do cho bé tại sao nên và không nên uống thuốc. Nhớ là bé có thể dễ bị lẫn lộn giữa các thông tin. Vì thế, đừng vội tin là bé sẽ hiểu hết lời mẹ mà vẫn phải luôn cất thuốc ở nơi an toàn.

7. Ứng phó khi bạn nghi bé nuốt thuốc

– Kiểm tra xung quanh sàn nhà và gói thuốc xem bé đã nuốt phải loại thuốc gì. Có thể gọi điện ngay nhờ một bác sĩ tư vấn giúp.

– Không cho bé uống nước muối hoặc nước gì đó vì nó chỉ khiến bé nguy hiểm hơn.

– Tìm chai (gói) thuốc và mang theo nó đến bệnh viện.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Làm cha mẹ , Sức khỏe trẻ em , Thuốc và sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa
  • Hiểu đúng khi pha dung dịch nước uống Oresol cho trẻ
  • Cách phân biệt các bệnh da mùa lạnh cho bé
  • Khi trẻ bị lồng ruột
  • Phòng ngừa chân vòng kiềng như thế nào cho trẻ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn