Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cách xử trí với bé bị phát ban do tã

Nếu như bé bị phát ban khi sử dụng các loại tã thì bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng đó cho con. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể.

Dầu ô liu

Thoa một chút ít dầu ô liu trên da của bé có thể giúp ngăn ngừa phát ban vì nó là rào chắn để phân hay nước tiểu của trẻ không nhem nhuốc trên da vùng này. Để an toàn hơn, bạn có thể pha một vài muỗng cà phê dầu ôliu và kết hợp với một muỗng cà phê nước. Bạn có thể thêm vào trong dung dịch dầu ô liu một chút vitamin E hoặc hoa oải hương cho trẻ nếu bạn thích vì nó cũng vẫn khá an toàn.

Dầu dừa

Cũng giống như dầu ô liu, dầu dừa có thể sử dụng để điều trị phát ban cho trẻ. Đây là một phương pháp điều trị thay thế tuyệt vời để tiêu diệt các loại nấm men gây phát ban da. Từ lâu nó cũng nổi tiếng là một loại thuốc tự nhiên và hiệu quả điều trị nấm men, bệnh ghẻ, bệnh tưa miệng, phát ban nấm và vi khuẩn khác.

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để điều trị chứng phát ban ở trẻ

Do đó, trước khi dùng đến các loại thuốc theo toa hoặc các loại kem kháng nấm, bạn hãy thử dùng một ít dầu dừa bằng cách rửa sạch cơ thể trẻ sơ sinh và thay tã để loại bỏ sự ẩm ướt. Sau đó, chờ cho cơ thể trẻ khô tự nhiên rồi thoa dầu dừa cho bé.

Thuốc kháng axít

Tình trạng phát ban tã thường gây ra bởi nước tiểu hoặc phân ở vùng cơ thể phía dưới của bé có quá nhiều axit. Do đó, những loại thuốc kháng axít giúp làm việc để trung hòa các axit này, làm dịu và chữa lành phát ban cho vùng da của bé. Bạn có thể thoa các thuốc kháng axít trực tiếp hoặc trộn một phần thuốc kháng này với một phần ôxít kẽm.

Chiết xuất hạt bưởi

Chiết xuất hạt giống của quả bưởi có thể được sử dụng như một chất tẩy rửa da và có nhiều đặc tính chống vi trùng. Nó cũng được chứng minh giúp tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu khuẩn cũng như nấm men – đây là nguyên nhân gây phát ban tã.

Chiết xuất hạt bưởi khá mạnh mẽ nên tuyệt đối cha mẹ trẻ không nên áp dụng thoa trực tiếp lên da của trẻ. Để sử dụng chiết xuất hạt bưởi, bạn hãy pha loãng tinh dầu hạt bưởi với một chút nước và rửa cho trẻ sơ sinh khi thay tã.

Sử dụng lợi khuẩn Probiotics

Phát ban tã thường xảy ra sau khi trẻ bị một cơn tiêu chảy hoặc đau bụng. Vì thế, bạn nên bổ sung cho trẻ khuẩn sữa có lợi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Probiotics có chứa vi sinh vật sống có lợi trong hệ thống tiêu hóa nên sẽ giúp chống lại vi khuẩn và nấm men khác trong cơ thể trẻ.

Probiotics có thể được mua tại cửa hàng thực phẩm y tế địa phương của bạn. Nhưng nó không trực tiếp làm giảm các triệu chứng này và không áp dụng thoa cho khu vực tã. Nói đúng hơn, bạn nên cho bé ăn. Bạn có thể lấy chút khuẩn sữa này để mang lây lan trên núm núi đôi của bạn nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ.

Không khí khô, thoáng mát

Đây một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để điều trị phát ban tã cho con. Hãy tắm rửa cho bé bằng nước ấm sạch sẽ mỗi ngày và cho phép chúng khô tự nhiên.

Cho phép trẻ có tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt sẽ hỗ trợ trong việc chữa bệnh như nấm men và vi khuẩn khác. Bởi vì không khí khô ráo, thoáng mát là kẻ thù không đợi trời chung của vi khuẩn hoặc nấm men.

Kiểm tra tã của trẻ

Nếu bạn đang sử dụng tã dùng một lần, hãy thử chuyển đổi các nhãn hiệu khác xem sao vì một số em bé rất nhạy cảm với tã. Bạn cũng có thể thử chuyển sang dùng tã vải cho con để an toàn tuyệt đối với trẻ. Bạn nên chọn chất liệu tã vải thoáng mát để tạo sự thoải mái tối ưu cho con, lại ngăn chặn phát ban da.

Thuốc Lotrimin, Desitin, Aquaphor

Mặc dù đây không phải là các biện pháp khắc phục hoặc điều trị phát ban da tự nhiên cho trẻ nhưng nếu sau khi cha mẹ trẻ đã thử tất cả các phương pháp trên mà tình trạng phát ban của trẻ vẫn không thể chữa trị thì hãy sử dụng những biện pháp này để điều trị cho con nhé.

Những thuốc có tên như Lotrimin, Desitin, Aquaphor là một loại thuốc kháng nấm và hiệu quả để điều trị chứng phát ban nấm men.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh dị ứng ở trẻ em , Chăm sóc sức khỏe , Thuốc và sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • 8 điều mẹ cần lưu tâm khi dùng thuốc cho bé
  • Cần thận trọng với miếng dán lạnh trong hạ sốt cho trẻ
  • Chữa bệnh tay chân miệng bằng nước ozone!?
  • Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị ốm
  • 6 loại lá trị ho nhanh cho mẹ và bé

Bình luận

  1. Cady đã bình luận

    24/11/2011 at 5:13 chiều

    Bác sỹ ơi,em được biết là tiêm phòng lao BCG cho trẻ dưới 1 tháng tuổi càng sớm càng tốt nhưng ở trạm y tế phường em (em ở Sầm Sơn) vẫn chưa có vacxin,mà giờ em bé của em được 41 ngày tuổi rồi. Em có nên tiêm cho bé nữa ko? Mong bác sỹ cho em lời khuyên. nếu có em lên BV Nhi Thanh Hóa thì họ có tiêm chủng cho bé không ạ. Cảm ơn bác sỹ.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/11/2011 at 12:36 sáng

      Vẫn nên tiêm bạn nhé. Bạn có thể đưa bé lên TTYT dự phòng tỉnh để tiêm ngay. Còn tiêm vaccin viêm gan B, bạch hầu-ho gà-uốn ván và bại liệt nữa.

      Trả lời
      • Cady đã bình luận

        25/11/2011 at 11:25 sáng

        Vâng ạ, em cảm ơn bác sỹ nhiều.

        Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn