Khi trẻ đã có một số vốn từ nhất định thì chúng rất thích giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, khi mới làm quen với ngôn ngữ, sự ngọng ngịu ở trẻ là khó tránh khỏi, nếu cách ứng xử của người lớn không phù hợp sẽ khiến trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, nếu trẻ có phát âm sai thì mọi người cần động viên trẻ, giúp trẻ chỉnh sửa để bé có thể tự tin trong giao tiếp với mọi người.
Xác định nguyên nhân nói ngọng của trẻ
Thông thường, trẻ nói ngọng do bé chưa phân biệt được các âm vị khác nhau khi phát âm và cử động môi, lưỡi chưa chính xác… Cha mẹ chỉ cần quan tâm, luyện cho trẻ tập phát âm đúng, trẻ sẽ bỏ được tật này.
Nếu trẻ nói ngọng do những biến đổi thực thể của bộ phận phát âm, thần kinh nên sự can thiệp của bố mẹ khó làm thay đổi được tật này ở trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra cơ quan phát âm như: cử động lưỡi, môi, răng… Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá độ ngọng của bé và có các phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Xác định độ ngọng của trẻ
Thông thường, con bạn bị các dạng ngọng như:
– Ngọng khuyết: Bé nói không đúng được các từ, thường là bỏ phần phụ âm. Chẳng hạn, “con thỏ”, bé sẽ nói thành “con ỏ”, hoặc “đi đâu đó” thành “i âu ó”.
– Ngọng thế: Một số phụ âm sẽ bị thay thế bằng phụ âm khác như: “con thỏ” thành “con xỏ”, hoặc “xe đạp” thành “ke cạp”…
– Ngọng thanh điệu: Trẻ không nói được những từ có thanh điệu lên xuống. Do đó, bé buộc phải tìm thanh khác để nói, ví dụ: “mũ” thành “mụ”, “hát” thành “hạt”…
– Ngọng nguyên âm đôi: Thay vì nói “trái chuối”, bé sẽ nói “trái chúi”…
Để điều chỉnh cho trẻ phát âm đúng
– Cha mẹ cần chỉ cho con thấy việc phát âm sai, sau đó dạy trẻ cách phát âm đúng. Đặc biệt, cha mẹ cần làm mẫu để con nhìn và phân biệt cử động môi khi phát các âm như: “ch” thành “tr”, “t” thành “th”… Bạn cũng có thể cho trẻ nhìn vào gương để tập nói. Khi bé bật ra các âm, hơi trong gương sẽ có hình dạng khác như: “o”, “i”…
– Hướng dẫn trẻ các hình mô phỏng nghĩa của từ, để phân biệt âm và nghĩa khác nhau, như “cáo” và “áo”, “sông” và “công”, “thỏ” và “tỏ”…
– Người lớn không được nói theo những từ mà trẻ phát âm sai. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ phải cố gắng chú ý phát âm thật chính xác. Ví dụ, trẻ nói “Mẹ ơi! Lấy tơm cho con” thì mẹ không nói lại lời của trẻ là “Tơm của con đây”, mà cần nhắc trẻ nói đúng: “con phải nói là mẹ ơi, lấy cơm cho con. Cơm của con đây”.
– Không nên cười đùa, hay mắng trẻ mỗi khi chúng nói sai, mà nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ nói đúng và không ngừng khen ngợi, khuyến khích khi trẻ nói đúng. Sau đó, chúng ta hãy nói đi, nói lại từ đúng đó cho trẻ nghe.
– Phối hợp với cô giáo và những người lớn khác để giúp trẻ sửa tật này. Hãy thường xuyên trò chuyện và chữa chứng nói lắp, nói ngọng cho trẻ. Tuyệt đối không chế giễu, mỗi khi trẻ nói sai.
– Nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ: Nếu bạn đã dùng nhiều cách thức để giúp trẻ chữa chứng nói ngọng, lắp nhưng vẫn không hiệu quả thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Đối với trẻ bị ngọng do dị tật: sứt môi, hở hàm ếch thì cần được phẫu thuật. Sau khi lành, trẻ cần tập chỉnh âm đề dần được hoàn thiện.
Lien đã bình luận
Xay dung bai tap phat am cho tre thanh hoi va thanh nga
tuyen đã bình luận
minh khong dang nhap duoc phan mem me yeu con lam the nao cac me giup minh nhe