Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phụ nữ bị dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục và vấn đề sinh đẻ

Có nhiều loại dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục của phụ nữ với các vị trí khác nhau: buồng trứng, tử cung tới âm đạo, âm hộ. Tùy theo đặc điểm của mỗi loại dị tật như thế nào mà người mang dị tật có thể mang thai và sinh đẻ được hay không. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số loại dị tật thường gặp nhất.

Tùy loại dị tật mà chị em có thể sinh đẻ hoặc không thể sinh đẻ

Dị tật bẩm sinh ở tử cung

Ở tử cung có thể xảy ra nhiều loại dị tật khác nhau như:

Dị tật 2 tử cung: mỗi tử cung riêng biệt gồm một vòi trứng, một thân tử cung, mỗi tử cung đó lại có thể thông với một âm đạo riêng biệt (2 âm đạo) hoặc cùng thông chung với một âm đạo, gọi là tử cung đôi. Có trường hợp hai thân tử cung phía trên khép lại với nhau thành một tử cung 2 buồng hoặc biến dạng ít hơn là loại tử cung có sừng.

Những dị tật loại này ở tử cung không ngăn cản thụ tinh nên vẫn có thể có thai, thậm chí có người tử cung đôi nhưng vẫn mang thai bình thường ở một bên tử cung, khi đẻ thường phải mổ và cắt bên đó đi về bệnh lý, còn lại 1 tử cung nữa vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên những người có tử cung dị tật này thường dễ xảy thai, đẻ non hoặc đẻ khó.

Dị tật bẩm sinh không có tử cung: Không có tử cung thường đi kèm với không có âm đạo. Những phụ nữ không may mắc dị tật này thường không thể có thai được.

Dị tật ở âm đạo

Ở âm đạo có những loại dị tật sau:

Dị tật không có âm đạo đi kèm với không có tử cung (như phần trên đã nói) thì thường không có kinh nguyệt, không có chu kỳ trứng rụng nên không thể có thai được.

Dị tật không có âm đạo nhưng có tử cung và buồng trứng phát dục bình thường thì thường đến tuổi dậy thì người con gái không thấy có chu kỳ kinh nguyệt, thực chất họ vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng do không có âm đạo nên máu kinh không thoát ra được, thường đọng lại bên trong. Nếu không phát hiện dị tật sớm, máu ứa đọng dồn lại ngày càng nhiều sẽ làm tử cung giãn to và người có dị tật thường đau bụng dưới dữ dội vào những ngày đến kỳ kinh. Do vậy nếu đến tuổi dậy thì mà phụ nữ không phát hiện ra hành kinh hàng tháng như thấy có triệu chứng đau bụng dưới thì cần đi khám để được bác sỹ kiểm tra và hỗ trợ kịp thời. Những trường hợp này, can thiệp sớm có thể sẽ mang thai và sinh nở bình thường.

Dị tật do màng trinh dày: đây là loại dị tật đơn giản nhất, trường hợp này người phụ nữ cũng không thấy kinh nguyệt trong các chu kỳ kinh nhưng vẫn thấy khó chịu hàng tháng. Có nghĩa là vẫn có kinh nguyệt như trường hợp trên, cần kịp thời khám và điều trị. Trường hợp này sau khi điều trị hoàn toàn có thể có kinh nguyệt bình thường.

Dị tật âm đạo có vách ngăn: Có khi là một vách ngăn chạy dọc từ ngoài âm đạo vào phía cổ tử cung, có khi là một vách ngăn ngang chạy từ phía trước ra sau. Vách ngăn âm đạo này thường có lỗ nên máu kinh không bị ứa đọng. Người có dị tật vách ngăn âm đạo vẫn có thể có thai bình thường nhưng khi sinh thường phải mổ hoặc cắt vách ngăn đó khi đỡ đẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Chuẩn bị mang thai: mẹ nên làm gì?
  • Những kẻ thù nguy hiểm của mẹ và thai nhi
  • 7 thời điểm chống chỉ định mang thai
  • 6 bước để nhanh có thai lại sau khi sảy
  • Thế nào là sinh sản hỗ trợ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn