Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mang thai trong độ tuổi 20 đến 34

Ở những độ tuổi khác nhau, việc mang thai của bạn sẽ có những thuận lợi, khó khăn và các nguy cơ khác nhau. Việc nắm chắc những yếu tố này, bạn sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định về thời điểm cần kết hôn và sinh đẻ.

Ví dụ, ở độ tuổi 20, bạn sẽ có thật nhiều năng lượng để thụ thai và chăm sóc em bé nhưng bạn lại chưa thể có nguồn tài chính dồi dào hay kinh nghiệm sống. Còn ở độ tuổi 30-40, bạn đã có nền tài chính vững vàng nhưng liệu những đứa con sinh ra lúc này có thực sự tốt.

Dưới đây là những ưu nhược điểm của việc mang thai theo từng độ tuổi mà các chuyên gia đã thống kê được. Mời các bạn tham khảo trước khi quyết định bạn sẽ có con khi nào.

Tỷ lệ sảy thai với bà bầu độ tuổi 20-24 là khoảng 9,5% - thấp nhất trong mọi lứa tuổi mang thai.

Từ 20 – 24 tuổi

Cơ thể bạn

Đây là những năm tháng bạn dồi dào năng lượng nhất. Phụ nữ ở độ tuổi này có cơ hội thụ thai rất cao đến 20% số ngày trong tháng. Chính vì vậy, nếu bạn quyết định có thai ở độ tuổi này, vợ chồng bạn có thể hoàn toàn yên tâm vể khả năng thụ thai mà không mất nhiều thời gian trông ngóng “tin vui“.

Sức khỏe của phụ nữ giai đoạn này cũng khá ổn định. Chỉ có một số ít nguy cơ bị tăng huyết áp trong thai kì. Một số nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, phụ nữ ở độ tuổi 20-24 cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến hơn một nửa so với phụ nữ tuổi 40. Đó là lý do vì sao mới đây Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đã đề nghị loại bỏ các thử nghiệm định kỳ về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ dưới 25 tuổi.

Tâm trạng của bạn

Bạn có cảm nhận thế nào về việc mang thai ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn? Một số phụ nữ ở độ tuổi này ban đầu đã rất mâu thuẫn trong tư tưởng khi phải bỏ cơ hội việc làm để có em bé. Theo tiến sĩ Diane Ross Glazer: “Mối quan tâm khác nữa ở phụ nữ độ tuổi này là vóc dáng cơ thể. Khi mang thai, hình ảnh của họ sẽ không còn được thon gọn như thời con gái. Ngoài ra, phụ nữ ở lứa tuổi này mới chỉ quan tâm đến vấn đề hôn nhân và công việc chứ không để tâm lắm đến chuyện con cái”.

Rủi ro cho bé

Tỷ lệ sảy thai với bà bầu độ tuổi 20-24 là khoảng 9,5% – thấp nhất trong mọi lứa tuổi mang thai. Thời điểm này, trứng của bạn rất dồi dào, vì vậy em bé sẽ ít có khả năng bị khuyết tật bẩm sinh như hội chứng down (tỷ lệ 1/1.667) và những bất thường ở các nhiễm sắc thể (tỷ lệ 1/526).

Từ 25 – 29 tuổi

Cơ thể bạn

Nếu bạn tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học thì khả năng thụ thai và sinh nở giai đoạn này là khá hoàn hảo. Ở độ tuổi này sau khi sinh con bạn cũng dễ dàng lấy lại vóc dáng như mong muốn. Tuy nhiên, xét về sức khỏe dài hạn, nếu bạn có thai ở độ tuổi 25-29, sau này rất dễ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự thay đổi nội tiết xảy ra trong thời gian rụng trứng (tăng estrogen và progesterone), sự kích thích buồng trứng và núi đôi hàng tháng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư này.

Tâm trạng của bạn

Ở độ tuổi này, bạn đã có những suy nghĩ khá chín chắn về một gia đình hạnh phúc với ngôi nhà và những đứa trẻ. Tình hình tài chính cũng khá ổn định và bạn có thể hoàn toàn yên tâm với vốn kiến thức trong tay để lên chức mẹ.

Rủi ro cho bé

Tỷ lệ sảy thai trong giai đoạn này chỉ là 10% (chỉ cao hơn một chút so với lứa tuổi 20-24). Khi bạn 25-29 tuổi, tỷ lệ thai nhi mắc hội chứ down là 1/1250 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/476.

Từ 30 – 34 tuổi

Cơ thể bạn

Khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 30, mức độ suy giảm càng tăng lên ở 5 năm tiếp theo. Tuy vậy, nếu bạn cần điều trị vô sinh cơ hội vẫn cao hơn những người phụ nữ ở những lứa tuổi sau. Đối với phụ nữ độ tuổi dưới 35, tỉ lệ thành công từ thụ tinh trong ống nghiệm là 25-28%. Trong khi đối với những người trên 40 tuổi, tỷ lệ này giảm 6-8%.

Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng, việc mổ lấy thai thành công ở phụ nữ độ tuổi này giảm 2 lần so với phụ nữ tuổi đầu 2. Dù vậy, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Tâm trạng của bạn

Những người phụ nữ ở độ tuổi 30-34 có ý thức đầy đủ về cuộc sống gia đình và thường rất dồi dào năng lượng để lo cho việc bầu bí và chăm sóc con. Tuy vậy, họ lại có nhược điểm là thường lo lắng thái quá dẫn đến hiện tượng stress trong cuộc sống.

Rủi ro cho bé

Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi này là 11,7%. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là 1/952 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/385.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Sự phát triển của thai nhi , Sức khỏe phụ nữ , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Mang thai sau tuổi 34
  • 6 bước để nhanh có thai lại sau khi sảy
  • Thai ngoài tử cung và những vấn đề có liên quan
  • Có nên dùng thuốc kích thích rụng trứng để có em bé?
  • Để việc thụ thai trở nên dễ dàng và nhanh nhất

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Hồng Sang đã bình luận

    25/11/2011 at 3:56 chiều

    Xin chào meyeucon.
    Mình tên là Nguyễn Thị Hồng Sang- Sinh năm 1984
    Chồng mình tên là Lê Quảng Hà- sinh năm 1982
    Mình sẽ sinh bé trai vào đầu tháng 4/2012. Xin meyeucon tư vấn giúp mình nên đặt tên cho bé là gì cho có ý nghĩa và hợp với mệnh của bé và bố mẹ nhé.
    Cảm ơn meyeucon nhiều nhiều!

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      02/12/2011 at 5:12 sáng

      Các bạn có thể đặt những tên sau đây: Bách, Bảo, Bản, Biểu, Bối, Cảnh, Cao, Chí, Chinh, Chu, Công, Chung, Cương, Cường, Du, Đàm, Đoàn, Đôn, Đồng, Giáp, Hạo, Hoành, Hoàn, Hoàng, Khải, Khanh, Khánh, Kim, Liêm, Linh, Luyện, Phong, Phú (thơ phú), Quân, Quý, Sâm, Sang, Tài, Thiên, Thiết, Thuật, Trạm, Uân, Vương…Bằng, Bình, Diễn, Giang, Hà, Hải, Hạo, Hiệp, Hồ, Hoàn, Hữu, Nguyên, Phan, Quyết, Thắng, Thẩm, Trí, Triều, Uông, Vũ, Vĩnh, Vịnh…

      Trả lời
  2. Loannt đã bình luận

    25/11/2011 at 10:08 sáng

    Chào bác sĩ tư vấn!
    Em đang mang thai được 19 tuần. Trước kia các bác sĩ khám cho em kê cho em thuốc Ferrovit, Dongkoo Calcium và Vitamin E 400UI. Thời gian đó nước tiểu của em rất bình thường, thỉnh thoảng có màu vàng sau khi thức dậy vào buổi sáng. Từ hôm qua em mua thuốc Obimin uống và không uống thêm bất kỳ thuốc gì nữa. Hôm nay em đi tiểu thấy nước tiểu có màu vàng sẫm. Em rất lo. Liệu có phải là do em uống Obimin không? Mong bác sĩ tư vấn cho em. Em xin cảm ơn.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      11/01/2012 at 6:59 sáng

      Đáng lẽ phải uống Obimin từ khi thai nhỏ và bây giờ chuyển uống Ferrovit và can-xi. Nước tiểu vàng không có vấn đề gì bạn nhé.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn