Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số vấn đề bà bầu cần biết

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có nhiều tác động xấu đến tâm sinh lý người bệnh. Những tác hại đó còn phức tạp hơn nhiều khi người phụ nữ nhiễm bệnh trong thời gian mang bầu. Nhận thức được cách lây nhiễm, cách phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục đặc biệt là HIV/AIDS và cách bảo vệ bào thai khi mắc bệnh là điều rất cần thiết với phụ nữ ở tuổi sinh nở.

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về bệnh lây truyền qua đường tình dục với bà bàu, mời các bạn cùng tham khảo:

Phụ nữ mang thai có thể bị bệnh lây qua đường tình dục?

Dĩ nhiên, phụ nữ mang thai vẫn có thể bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục như những phụ nữ không mang thai khác. Thậm chí chứng bệnh này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Đó là lý do tại sao bà bầu cần nhận thức rõ về những bệnh lây lan qua đường tình dục để bảo vệ bản thân cũng như sức khỏe, sự sống còn của thai nhi.

Khi mang thai bà bầu cũng nên nên xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục.

Những loại bệnh lây lan qua đường tình dục mà bà bầu gặp phải là gì?

Một vài loại bệnh thuộc nhóm này như bệnh rộp bộ phận sinh dục, nhiễm khuẩn âm đạo… là những bệnh chung mà bạn có thể đang phải đối mặt. Những loại bệnh nguy hiểm hơn như HIV, giang mai thì xảy ra ít hơn ở bà bầu.

Bệnh này ảnh hưởng thế nào tới bà bầu và thai nhi?

Tác hại của những bệnh lây lan qua đường tình dục đối với bà bầu tương tự như đối với những người phụ nữ bình thường. Các loại bệnh này có thể gây nên ung thư, viêm gan, viêm khung xương chậu, khó đậu thai và những biến chứng khác… Rất nhiều bệnh lây qua đường sinh dục mà bà bầu không biết vì nó không có triệu chứng và dấu hiệu gì cả.

Các loại bệnh này như giang mai chẳng hạn sẽ vượt qua nhau thai và tiến tới xâm hại tới thai nhi trong tử cung. Những bệnh khác như bệnh lậu, bệnh chlamydia, bệnh viêm gan B và rộp bộ phận sinh dục sẽ lây cho bé khi bé từ bụng bạn thoát ra ngoài trong lúc sinh. Còn kẻ giết người hàng loại HIV thì sẽ xâm nhập vào tử cung và tác động tới thai nhi, đặc biệt là khi bạn cho bé bú.

Những phụ nữ bị bệnh nhiễm qua đường sinh dục sẽ gặp nguy cơ gẫy vỡ màng ối sớm, nhiễm khuẩn tiểu sau sinh…

Còn với thai nhi, sẽ có nguy cơ thai chết lưu, nhẹ cân, viêm màng kết (nhiễm khuẩn mắt), viêm phổi, hủy hoại dây thần kinh, mù hoặc điếc, viêm gan, viêm màng não, bệnh gan kinh niên, xơ gan…

Phần lớn những nguy cơ đối với thai nhi sẽ được phòng nếu bà bầu được chăm sóc cẩn thận trước khi sinh. Bao gồm sự kiểm tra toàn diện cơ thể trước khi mang thai và trước khi sinh.

Bà bầu có nên xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục?

Dĩ nhiên điều này rất cần thiết đối với bà bầu. Những loại bệnh lây lan qua đường sinh dục không loại trừ lứa tuổi, màu da, trình độ, dân tộc, tôn giáo…

Một xét nghiệm tổng thể dành cho bà bầu về loại bệnh này bao gồm:

  • Bệnh Chlamydia.
  • Bệnh lậu.
  • Viêm gan B.
  • HIV.
  • Bệnh giang mai.

Trong thời gian bạn mang thai có được điều trị các bệnh lây lan qua đường tình dục?

Bệnh giang mai, lậu, trùng roi, nhiễm khuẩn âm đạo có thể điều trị cùng với thuốc kháng sinh dành cho bà bầu. Tuy nhiên, không có biện pháp gì điều trị những bệnh do virus gây ra như phồng rộp bộ phận sinh dục, HIV.

Những người bị bệnh phồng rộp bộ phận sinh dục, nhiễm HIV có thể được chỉ định sinh mổ để bảo vệ bé khỏi sự lây nhiễm. Đối với những phụ nữ bị viêm gan B thì có thể tiêm vắc xin trong thời gian mang thai.

Phòng các bệnh lây qua đường tình dục bằng cách nào?

Cách tốt nhất là sinh hoạt chung thủy một vợ một chồng. Sinh hoạt tình dục với người bạn biết chắc là không có bệnh lây nhiễm.

Biện pháp quan trọng nữa là sử dụng bao cao su. Nó không những giúp bạn và chồng tránh được những bệnh giang mai, lậu… mà còn ngăn ngừa được căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Meyeucon.org - 23/06/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sự phát triển của thai nhi , Sức khỏe khi mang thai , Sức khỏe tình dục

Bài viết liên quan

  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Thai nhi bị sứt môi, hở hàm ếch: nỗi lo của mẹ
  • Để hạn chế nguy cơ sẩy thai
  • Những bài thuốc giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mất con
  • Nghe tâm sự của thai nhi 3 tháng đầu

Bình luận

  1. Hoàng Thị Thủy đã bình luận

    05/12/2011 at 1:25 chiều

    Lời đầu tiên em xin gửi lời chào trân trọng tới tất cả mọi người. Em xin có câu hỏi như sau: Em năm nay 27 tuổi và có bầu lần đầu tiên, hiện tai tai của em được 10 tuần 4 ngày trọng lượng nặng 17 gam, tim thai 182CK/phút, bụng 27mm, chiều dài sương đùi 5mm. Vậy các bác sỹ cho em hỏi thai của em như vậy có nhỏ không và trọng lượng thai 10 tuần thì được bao nhiêu gam là vừa đủ.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      05/12/2011 at 3:33 chiều

      Thai dưới 18 tuần tuổi thì khi khám thai nên quan tâm độ dày da gáy (12-13 tuần), sự phát triển của các phủ tạng của thai nhi có bình thường hay không còn cân nặng và các chỉ số là hàng thứ yếu. Bạn nên khám thai theo CT sàng lọc trước sinh để theo dõi phát hiện sớm các bất thường (nếu có).

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn