Sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) không phải bé nào cũng giống nhau, có những bé biết lẫy khá sớm ngay từ khi 3 tháng tuổi, nhưng cũng có những bé lại muộn hơn. Khi cơ thể bé lớn, cơ cổ và vai của bé rắn chắc hơn cộng với việc bé có thể bắt đầu làm quen với sự thăng bằng thì bạn đừng quên dạy cho bé tập ngồi nhé. Sau đây là một số mẹo nhỏ để bạn giúp bé nhanh chóng làm quen với tư thế mới này hơn:
– Khi bạn giữ trẻ trong lòng bạn, bạn hãy để trẻ ngồi dậy và sử dụng cơ thể của bạn để cho bé tựa lưng.
– Cho trẻ ngồi trong góc phòng, đặt gối hoặc chăn bao quanh trẻ, nếu trẻ ngả người sang một bên, trẻ sẽ không bị tổn thương.
– Khi trẻ ngả người, không vội vàng nâng trẻ ngay lập tức. Hãy để trẻ cố gắng tự ngồi thẳng dậy. Điều này giúp củng cố các cơ bắp ở cạnh sườn cho trẻ. Sau nửa phút, nếu thấy trẻ chưa tự ngồi dậy thì bạn hãy giúp trẻ. Bạn không vội vàng, hấp tấp sẽ làm cho trẻ nản lòng và khóc nhưng cũng để ý không để trẻ vùi mặt vào chăn, gối làm cho trẻ không thở được.
– Có một số thiết bị tập ngồi cho trẻ, nó hỗ trợ bé rất tốt hơn thời gian bé tập ngồi. Nếu bạn mua nó và đặt nó lên sàn nhà hoặc giường rồi cho trẻ ngồi vào đó, nó sẽ hỗ trợ lưng dưới và giúp trẻ thẳng lưng, gáy và cổ.
– Bạn nên để một số đồ chơi yêu thích ở phía trước của em bé khi bé đang ngồi, bé sẽ được khuyến khích để nâng cánh tay của mình, nhặt nó lên và chơi với nó. Khi trẻ thực hiện điều này, trẻ đã học cách cân bằng bản thân mình.
– Sau khi trẻ có thể với lấy đồ chơi và sử dụng cả hai tay để chơi với nó, bạn tiếp tục đặt đồ chơi trong tầm tay, nhưng ở bên phải hoặc bên trái của em bé. Trẻ sẽ học cách xoay người ở một vị trí ngồi và duy trì sự cân bằng của mình.
– Bạn nên cố gắng cho bé tập ngồi từ 10 – 15 phút mỗi ngay. Luôn ở gần trẻ trong khi trẻ tập ngồi vừa để quan sát trẻ vừa tạo cho trẻ cảm giác thú vị khi tập ngồi. Bạn cũng cần chắc chắn rằng em bé đang ngồi trên một bề mặt phẳng và trong một vị trí an toàn với trẻ nếu trẻ di chuyển bất ngờ.
– Tiếp theo, nếu bạn muốn tập cho trẻ tự ngồi. Bạn có thể cho trẻ ngồi trên bụng của bạn, dùng tay và đùi bạn để nâng đỡ trẻ, cho tay trẻ bám chắc vào tay mẹ và từ từ hạ chân của bạn ra xa dần để trẻ tự nâng mình. Bạn có thể làm động tác này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần lặp đi lặp lại khoảng 10 phút, cho đến khi bé ngồi vững.
– Bạn đừng lo lắng nếu bạn cho bé tập ngồi không được thường xuyên hoặc chậm hơn hoặc nếu em bé của bạn không muốn hợp tác với một số phương pháp nêu trên. Mỗi em bé lại có thời điểm phát triển khác nhau và sẽ theo lịch trình riêng độc đáo của mình. Dù có hoặc không có sự hỗ trợ của cha mẹ thì 90% trẻ sẽ tự ngồi khi trẻ được tám tháng tuổi.