Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, triệu trứng của các bệnh lý khác nhau sẽ rất đa dạng, nó biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Trong đó, tình trạng sức khỏe của bé được thể hiện qua màu phân là khá rõ nét và rất dễ nhận thấy.
Thức ăn dặm ảnh hưởng tới màu sắc và kết cấu phân ở bé. Nếu bạn cho bé ăn carrot xay nhuyễn, phân của bé có thể mang màu cam sáng.
Bạn cũng có thể tìm thấy các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hay hạt đậu có lẫn trong phân của bé. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn lên – giai đoạn bé có thể tiêu hóa chất xơ hiệu quả hơn.
Khi bé ăn được nhiều loại thực phẩm, phân của bé sẽ trở nên dày hơn, đen hơn và nhiều mùi hơn.
Những điểm bất thường ở “chất thải”:
1. Em bé của bạn có thể bị tiêu chảy, nếu:
– Phân nhầy như nước mũi.
– Bé đi tiêu thường xuyên hoặc tiêu với số lượng lớn hơn bình thường.
– Phân “vọt” ra theo dòng hoặc “tóe loe”.
Nguyên nhân
– Bị nhiễm trùng, chẳng hạn viêm dạ dày ruột.
– Ăn quá nhiều hoa quả hoặc uống quá nhiều nước quả.
– Phản ứng với thuốc.
– Dị ứng với thực phẩm.
– Nhiều bé bị tiêu chảy có thể do phản ứng xấu với loại sữa công thức đang sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi muốn đổi sữa cho con.
– Nếu bé đang mọc răng, phân có thể lỏng hơn bình thường nhưng không dẫn tới tiêu chảy. Nhiều khả năng, tiêu chảy là do bé bị nhiễm trùng.
– Ở một số bé, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nghiêm trọng. Phân lỏng có thể “vọt” ra ngoài sau khi phân bị nghẽn cứng nghiêm trọng.
2. Táo bón:
Đôi khi, phân của bé chuyển sang màu đỏ sáng và khó khăn hơn khi “rặn”. Điều này là bình thường nhưng bé có thể mắc táo bón khi:
– Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân có thể lớn và cứng.
– Bé cáu kỉnh, căng thẳng và khóc khi đi tiêu.
– Bụng căng khi chạm vào.
– Đi tiêu có lẫn vệt máu. Điều này có thể do các vết nứt trên da, như nứt hậu môn khi bé “rặn”.
Nguyên nhân
– Pha sữa công thức quá đặc có thể dẫn tới táo bón. Do đó, luôn tuân theo các hướng dẫn khi pha sữa cho bé. Nên đong nước ở mức tương đương rồi mới thêm sữa bột vào bình.
– Sốt, mất nước; thay đổi lượng nước uống; thay đổi trong chế độ ăn uống; một số thuốc.
– Đôi khi, táo bón là do bé ngại đi tiêu vì sợ đau. Ví dụ, bé có một vết rách (nứt) ở hậu môn. Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn: sợ đi tiêu vì bị đau – bị táo bón – đi tiêu càng đau hơn.
Giải pháp: Hãy đưa bé đi khám nếu bé bị táo hoặc thấy có máu trong phân của bé. Nên tăng cường nước uống cũng như chất xơ, nếu bé đã ăn dặm. Cho mận khô xay nhuyễn hoặc mơ tươi xay nhuyễn vào chế độ ăn của bé.
3. Phân màu xanh lá cây:
Có thể do em bé của bạn hấp thu quá nhiều lactose (đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa). Điều này là do bé được bú quá thường xuyên nhưng lại không bú đến lớp sữa sau. Do đó, hãy chắc chắn bé đã bú cạn một bầu vú mẹ rồi mới đổi sang bầu bên kia.
Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 1 ngày, hãy đưa bé đi khám.
Nguyên nhân có thể là:
– Loại sữa công thức bé đang dùng. Một số sữa có thể làm phân có màu xanh đậm.
– Nhạy cảm với thực phẩm; do tác dụng phụ của thuốc; bệnh ở dạ dày…