Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bé lên 2 tuổi

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ nhỏ trong hai năm đầu đời là giai đoạn nghịch ngợm nhưng đáng yêu. Những cậu nhóc và cô nàng 2 tuổi mang trong mình xu hướng khám phá mãnh liệt. Nếu phụ huynh hiểu được tâm lý và hướng trẻ vào các hoạt động nhằm khuyến khích phát triển tính cách và tính sáng tạo ngay từ những năm đầu đời sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực về sau này.

Muốn khám phá thế giới xung quanh là đặc điểm nổi trội về mặt tâm lý của bé 2 tuổi

1.Trẻ gặp khó khăn trong quá trình chuyển tiếp

Những đứa trẻ mải mê với những món đồ chơi đôi khi giật mình nếu có ai bất ngờ hỏi hoặc gọi chúng, kể cả gọi đi chơi hay ăn uống. Đây là tình trạng chung ở nhóm trẻ 2 tuổi vì chúng chưa ý thức được việc chuyển tiếp hay còn gọi là tạo ra giai đoạn “quá độ” chuyển từ nơi này đến nơi khác. Để giúp trẻ không bị bất ngờ và có đủ thời gian để sẵn sàng chuyển từ đồ chơi sang bàn ăn thì trước đó 5 phút các bậc cha mẹ nên tâm sự để trẻ biết sắp đến giờ ăn, giúp trẻ chuyển tiếp sang trạng thái mới, nói ngắn gọn là ngừng chơi để ăn hoặc làm việc khác. Đây là phương pháp tốt nhất để giúp trẻ tự điều chỉnh những công việc của mình.

2.Trẻ thích quan sát và khám phá

Chị Emily Abedon người Mỹ có một bé gái 2 tuổi tên là Zoe rất nghịch ngợm nhưng cũng rất thông minh. Mỗi khi đến gần giờ ăn thường vứt bừa đồ chơi, thậm chí đổ cả nước ra nhà để tìm đến những thú vui mới. Thực ra Zoe không gây phiền hà cho mẹ mà do tự phát nên em đã làm vương vãi nước, đồ chơi ra nhà nhưng sau đó em biết lỗi ngồi im để quan sát mẹ thu dọn đồ chơi. Đối với những đứa trẻ như bé Zoe thì người lớn có thể dạy dỗ cẩn thận từng bước để trẻ làm theo, không nên nóng vội, quát mắng mà hãy tự để cho trẻ quan sát lần sau chúng có thể tự sửa được.

3.Thích được khen

Thông thường ở nhóm 2 tuổi, đặc biệt là các bé gái thường có kĩ năng tinh thần phát triển tốt hơn thể chất. Ví dụ có những đứa trẻ rất thích làm vệ sinh, thậm chí chúng có thể lau sạch bàn ghế tốt hơn cả người lớn, nhất là lúc được khen. Ngược lại nếu cảm thấy không hài lòng có thể phá bỏ và xu hướng không hài lòng thường xuất hiện với tần xuất nhiều hơn. Để giúp trẻ hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và khuyến khích trẻ chấp nhận những thách thức thì cha mẹ nên thường xuyên khen ngợi, khích lệ trẻ, giúp chúng tự tin hơn và hăng hái học hỏi, khám phá thế giới.

4. Khi không được mãn nguyện trẻ dễ nản trí

Trẻ 2 tuổi không sẽ không hiểu hoặc không chịu hiểu từ “Không được!” Đơn giản là chúng còn quá nhỏ, ví dụ khi nhìn thấy một chiếc bánh ngọt trước giờ ăn chúng phải đòi bằng được, nếu không được sẽ hờn dỗi khóc lóc, mặc dù nó đã được thông báo là phải để sau bữa ăn.

– Cách khắc phục : Do không được đáp ứng nguyện vọng trẻ dễ cáu giận và không thể làm ngay theo những gì cha mẹ khuyên. Vì vậy hãy từ từ để trẻ có đủ thời gian thích ứng, giúp chúng ổn định lại tư tưởng, sau đó cha mẹ có thể dùng lời nói ân cần phân tích thiệt hơn cho trẻ hiểu, nhưng phải giữ đúng lời hứa.

5. Kĩ năng ngôn ngữ chưa tốt

Do lượng ngôn ngữ của nhóm 2 tuổi còn hạn chế nên phần lớn là phải giải thích bằng biểu cảm, qua nét mặt hay qua cử chỉ. Cần hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong biểu đạt tình cảm. Hãy giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách đưa ra những từ gợi ý, không nên nóng vội hay bực tức làm cho trẻ mất cảm hứng phát triển ngôn ngữ.

6. Không nên kỳ vọng quá cao ở trẻ

Khi trẻ phát ngôn được thành lời những điều chúng quan tâm tức là khả năng của trẻ còn cao hơn những gì chúng nói. Nhưng có một điều tối quan trọng là cha mẹ và người lớn không nên kỳ vọng quá cao và cũng không nên thất vọng khi trẻ không thoả mãn yêu cầu của cha mẹ bởi những điều đó sẽ gây áp lực, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Sự phát triển của trẻ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Hậu quả khi trẻ biết nói ngoại ngữ trước tiếng mẹ đẻ
  • Để con trẻ bớt đơn độc
  • Đừng để con tự ti vì những lời nói “phũ phàng” của cha mẹ
  • Đặc điểm và cách kích thích trí tưởng tượng của bé mẫu giáo
  • Vấn đề dung hòa giữa mẹ và con gái

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn