Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

11 mẹo nhỏ với bình sữa của bé

Để giúp mẹ lựa chọn bình sữa tốt cho sức khỏe của bé và sử dụng một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh, chúng tôi xin cung cấp 11 mẹo nhỏ và những lưu ý ở dưới đây.

1. Chọn bình sữa có kích cỡ cho phù hợp với bé. Thông thường có 3 kích cỡ sau:

Bé dưới 3 tháng: loại bình từ 50ml – 120ml

Bé dưới 1 tuổi: loại bình 120ml – 180ml

Bé trên 1 tuổi: loại bình 180ml – 250ml

2. Chọn loại bình sữa trắng, không in các hình vẽ lên thành bình. Vì quá trình luộc, hấp để tiệt trùng bình có thể làm tiết ra các loại sơn màu, phẩm màu từ những hình vẽ và làm nhiễm độc bình sữa của bé.

3. Một số bố mẹ tin tưởng rằng dùng bình sữa thủy tinh “lành” hơn dùng bình nhựa. Điều này không hoàn toàn chính xác. Một số loại thủy tinh có lẫn hàm lượng chì rất cao, có hại cho người sử dụng. Khi chọn mua bình thủy tinh, bố mẹ cũng phải lưu ý hướng dẫn của người sản xuất xem bình có thể tiệt trùng bằng phương pháp và hạn sử dụng như thế nào.

Bình sữa thủy tinh chưa hẳn đã an toàn hơn các loại bình sữa khác

4. Bố mẹ nên thay bình mới cho bé ngay nếu thấy bên trong bình bị trầy xước do cọ rửa hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường nào khác. Loại bình sữa dành cho bé của hãng cũng có những ưu điểm riêng, miễn là bố mẹ sử dụng và vệ sinh bình đúng theo dướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Có nhiều cách tiệt trùng: bằng nồi nước đun sôi, bằng máy hấp điện hoặc bằng nồi hấp lạnh. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tiệt trùng bình sữa. Điều quan trọng là mẹ phải bảo đảm được vệ sinh chung cho bé: rửa bình và núm ti sạch sẽ, rửa sạch tay trước khi pha sữa cho bé, trước khi cho bé ăn…

6. Các bình sữa đã được tiệt trùng nên được sử dụng ngay hoặc sau khi tiệt trùng phải giữ trong tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.

7. Thường xuyên thay núm ty cho bé. Vì việc hấp nóng, luộc… để tiệt trùng sẽ làm núm nhanh bị hỏng. Núm bằng cao su dễ bị đổi màu, mềm nhũn. Núm bằng silicon bị cứng lại, hay bị đứt, rách.

8. Với bé dưới 6 tháng tuổi: mỗi ngày mẹ nên luộc bình một lần sau khi đã rửa bình sạch sẽ bằng nước rửa chuyên dụng. Trước khi pha sữa cho bé, mẹ tráng lại bình và núm vú bằng nước sôi.

9. Với bé từ 6 tháng – 12 tháng: mẹ không cần luộc bình sữa hàng ngày. Có thể luộc 1 lần/tuần. Mẹ cũng nên tráng bình và núm vú bằng nước sôi trước khi pha sữa cho bé.

10. Với bé trên 1 tuổi: mẹ chỉ cần rửa sạch bình và núm vú, để khô rồi có thể pha sữa cho bé. Lúc này, mẹ cần tập cho bé làm quen với vi trùng. Để khi bé đi nhà trẻ, mẹ không phải lo lắng bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa vì điều kiện vệ sinh đồ dùng của bé không được như ở nhà. Trên thực tế, khi bé bắt đầu biết bò, biết lẫy, biết cầm, nắm, ngậm đồ vật, bé đã làm quen với vi trùng rồi.

11. Để không phải lo lắng về các hóa chất tẩy rửa bình có thể ảnh hưởng đến bé, bố mẹ nên dùng nước cốt canh để làm sạch bình sữa cho bé.

Cách làm rất đơn giản: Rửa sạch bình sữa. Vắt nửa quả chanh, pha loãng với nước đun sôi để nguội, súc bình sữa cho bé từ 2 – 3 lần.
Cách súc bình này làm cho bình sữa sạch sẽ, không trơn, nhớt, sờ vào bên trong sạch kin kít. Các mẹ cũng có thể dùng nước cốt chanh để tiệt trùng tất cả các đồ dùng của bé như thìa, bát, cốc.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ
  • Các loại viêm họng thường gặp ở trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn