Có rất nhiều phụ huynh cho rằng cần phải phạt trẻ khi chúng mắc lỗi. Nhưng cũng có nhiều người khác lại thấy họ rất thành công trong việc giáo dục con mà không cần phải sử dụng một hình phạt nào cả. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc chính các bậc cha mẹ đã được dạy dỗ như thế nào và họ được trưởng thành từ môi trường nào.
Nếu đôi khi họ bị trừng phạt vì lý do không thỏa đáng, thì họ nhất định sẽ phạt con họ trong trường hợp tương tự. Còn nếu họ được dạy dỗ chỉ bảo theo hướng tích cực, thì họ cũng có khuynh hướng dạy dỗ con cái theo cách đó.
Mặt khác, trong số nhiều trẻ em có hạnh kiểm không tốt, thì một số trong số đó thường xuyên bị cha mẹ phạt, nhưng một số khác trong số đó lại chẳng bị cha mẹ phạt bao giờ. Vì vậy chúng ta cũng không thể kết luận là phạt trẻ hay không phạt trẻ là tốt hơn. Việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của mỗi bậc cha mẹ nói chung.
Trừng phạt không phải là chìa khoá của việc rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ.
Trước khi chúng ta nói tiếp về mục đích của việc trừng phạt trẻ, cần phải nhận ra rằng trừng phạt ko bao giờ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục con trẻ. Đó chỉ là cách nhắc nhở mạnh mẽ mà cha mẹ cho là có hiệu quả hơn những lời nói của họ. Chúng ta đều nhìn thấy những đứa trẻ hay bị tạt tai, đánh đít, cũng là những đứa trẻ không có tình cảm và vô lễ.
Những trẻ em có tính kỷ luật tốt là những trẻ được lớn lên trong một gia đình đầy yêu thương – được yêu thương và học cách yêu thương.
Chúng ta ai cũng luôn muốn sống tốt và thân thiện bởi vì chúng ta yêu thương mọi người và muốn mọi người yêu thương chúng ta. (những tội phạm là những người lúc ấu thơ không được yêu thương đầy đủ như những người khác. Rất nhiều người trong số đó đã từng bị ngược đãi hoặc là nạn nhân của tội ác và bạo lực).
Con trẻ dần bớt bám cha mẹ và bắt đầu có nhu cầu chia sẻ với người khác khi chúng khoảng 3 tuổi, (không sớm hơn vì chúng được cha mẹ bao bọc), vì lúc đó tình cảm của trẻ với những trẻ khác (như sự thích thú hay yêu mến) đã phát triển đầy đủ.
Một yếu tố rất sinh động nữa là trẻ rất muốn được càng giống cha mẹ càng tốt. Trẻ đặc biệt rất cố gắng để trở nên lịch sự, văn minh và có trách nhiệm như người lớn khi chúng khoảng 3-6 tuổi. Chúng tỏ vẻ rất nghiêm túc khi chơi đồ chơi như chăm sóc búp bê, chơi trò “trông nhà” và “đi làm”, vì trẻ thấy cha mẹ chúng làm như vậy.
Sự kiên quyết và nhất quán
Việc hàng ngày của cha mẹ là giáo dục trẻ vào khuôn phép bằng sự kiên quyết và trước sau như một.
Mặc dù trẻ phần lớn tự hoà nhập vào cuộc sống, thông qua tình yêu thương và bắt chước, thì cha mẹ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Giống như 1 chiếc xe hơi. Trẻ cung cấp năng lượng nhưng cha mẹ phải lái chúng đi đúng đường. Có những bé khó bảo hơn những bé khác – chúng nghịch ngợm hơn, hấp tấp hơn, bướng bỉnh hơn – và vì vậy cần tốn nhiều sức lực hơn để trẻ vào khuôn phép. Đối với hầu hết trẻ em và hầu hết thời gian, chỉ cần ánh mắt hoặc lời nói không đồng ý của cha mẹ là đủ để lái trẻ đi đúng đường. Có 1 số ít trẻ rất bướng bỉnh nhất định không nghe lời cha mẹ làm cho họ mặc dù là cha mẹ tốt cũng cảm thấy bất lực, chán nản và giận dữ. Một số trẻ như vậy sẽ mắc hội chứng hiếu động thái quá hoặc tương tự.
Động cơ hành động của trẻ thường là tốt, nhưng chúng chưa có kinh nghiệm hoặc không ổn định tinh thần khi ra ngoài xã hội. Cha mẹ thường nên nói với trẻ những câu “Chúng ta phải nắm tay nhau khi qua đường”, “Con không thể chơi cái này, nó sẽ làm con hay ai đó bị đau”, “Con cảm ơn bà Griffin đi!”, “Chúng ta đi nào, sẽ có sự bất ngờ trong bữa trưa dành cho con đấy!”, “Chúng ta phải để lại đồ chơi thôi, vì đó là của bạn Harry và bạn ấy muốn đồ chơi đó”, “Đến giờ đi ngủ rồi, giấc ngủ sẽ làm con mau lớn và khoẻ mạnh đấy!”…