Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cần làm gì để sinh con khỏe mạnh

Ngay khi bạn có ý định sinh con hoặc đang cố gắng thụ thai, hãy vận dụng những lời khuyên cơ bản dưới đây để bạn có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh, bụ bẫm.

1. Ngưng các biện pháp tránh thai

Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai sau bao lâu thì bạn có thể mang thai? Điều này tùy thuộc vào phương pháp tránh thai mà bạn sử dụng.

Các biện pháp ngăn cản (dùng bao cao su, màng chắn âm đạo) chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng chúng; nếu bạn ngừng các biện pháp này thì bạn sẽ thụ thai.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa ở trường American College, có một số phương pháp tránh thai có tác dụng kéo dài. Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hãy tiếp tục dùng cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt hiện tại rồi mới ngừng uống thuốc; sau đó bạn thử thụ thai vào tháng tiếp theo (một số bác sĩ khuyên. Sau khi ngừng sử dụng thuốc nên đợi thêm một tháng hoặc lâu hơn nữa để các bác sĩ khám phụ khoa cho bạn).

Nhà sản xuất thuốc viên ngừa thai Norplant cho biết, sau ba ngày ngừng sử dụng, những que tránh thai sẽ tiêu hết. Trong khi đó, theo nhà sản xuất thuốc viên ngừa thai Depo-Provera, sau khi ngừng sử dụng thuốc, các hormone ngừa thai phải mất 12 ngày mới thoát ra khỏi cơ thể bạn.

2. Khám tiền thai

Theo cuốn Mayo Clinic Complete Book of Pregnancy and Baby’s First Year (William Morow & Co.,1994), huyết áp, cân nặng, bệnh kinh niên (như bệnh tiểu đường và một số bệnh khác) và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh em bé khỏe mạnh.

Nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết.

Ăn uống khoa học là tiền đề quan trọng để có thể sinh con khỏe mạnh

3. Ăn uống hợp lý

Các bác sĩ khuyên bạn ăn uống đầy đủ đạm, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, và một ít thực phẩm ngọt và béo.

4. Uống bổ sung acid folic

Acid folic là một dạng folate tổng hợp, vitamin nhóm B này có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh não và tủy sống (còn gọi là những dị tật ống thần kinh) của thai nhi. Những dị tật này có thể xảy ra cho thai nhi trước khi người mẹ biết rằng mình mang thai.

Đó chính là lý do mà tại sao tất cả các phụ nữ dự định có thai đều được khuyến cáo uống bổ sung acid folic.

5. Không hút thuốc, uống rượu và chất gây nghiện

Nicotin trong thuốc lá, các chất gây nghiện và rượu ảnh hưởng đến em bé. Theo Leslie Schover và Anthony Thomas, tác giả của cuốn Overcoming Male Infertility, những chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, phá hủy nhiễm sắc thể, làm giảm tốc độ bơi của tinh trùng và ảnh hưởng đến sự cương cứng của dương vật.

6. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ xác định được thời gian bạn có khả năng thụ thai cao nhất. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì ngày thứ 14 của chu kỳ (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước) là ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất.

Trên thực tế, sau ngày thứ 14 – nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày- sẽ là ngày bắt đầu rụng trứng.

Theo Toni Weschler, tác giả cuốn Taking Charge of Your Fertility, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày thì ngày thứ 16 (tính từ ngày đầu tiên của kinh nguyệt trước) sẽ là ngày có khả năng thụ thai cao nhất.

Và nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 32 ngày thì ngày thứ 18 sẽ là ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất.

7. Lập đồ thị nhiệt độ cơ thể

Cũng theo Toni Weschler, tác giả cuốn Taking Charge of Your Fertility, theo dõi đường biểu diễn nhiệt độ cơ thể bằng cách đo thân nhiệt hàng ngày cũng có thể xác định được thời gian bạn có khả năng thụ thai cao nhất (đường biểu diễn sẽ đi lên ngay sát thời điểm rụng trứng).

Để làm việc này, bạn ngậm nhiệt kế mỗi sáng trước khi dậy. Bạn có thể mua một nhiệt kế đặc biệt dùng để đo nhiệt độ cơ bản (có bán ở hầu hết các nhà thuốc) bởi vì nó có thang đo lớn hơn và dễ đọc hơn.

8. Chú ý dịch tiết âm đạo

Khi quá trình rụng trứng xảy ra, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một chất nhầy, loãng được gọi là dịch tiết âm đạo giúp cho tinh trùng đi qua dễ dàng.

Theo Weschler, nếu kiểm tra âm đạo hàng ngày, bạn sẽ thấy dịch tiết trong suốt và co giãn giữa hai ngón tay của bạn, dịch giống như lòng trắng trứng gà. Khi cơ thể tiết ra những dịch nhầy này thì đó là những ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất.

9. Chồng bạn nên mặc quần áo rộng

Chồng bạn nên mặc quần áo rộng. Theo Schover và Thomas, tác giả cuốn Overcoming Male Infertility, nếu tinh hoàn không bị quần áo bó chật hoặc không bị nóng thì nó sẽ sản xuất nhiều tinh trùng, giúp cho khả năng thụ thai của bạn tăng lên.

10. Giao hợp

Kiểu giao hợp thích hợp giúp khả năng thụ thai xảy ra với tần suất cao. Theo bác sĩ y khoa Christopher D. Williams, tác giả cuốn The Faster Way to Get Pregnant Naturally (Hyperion, 2001), tất cả những kiểu giao hợp thích hợp là những tư thế giúp cho tinh dịch đi vào tử cung của bạn theo hướng của trọng trường trái đất như tư thế nam giới ở trên, phụ nữ ở dưới; tư thế nằm nghiêng.

Tránh tư thế phụ nữ ở trên, tư thế đứng, hay những tư thế dốc… làm giảm lượng tinh dịch đi vào tử cung.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Chuẩn bị mang thai

Bài viết liên quan

  • Chuẩn bị mang thai tốt nhất nên làm gì?
  • Để chị em thụ thai được dễ dàng hơn
  • Khi bạn muốn có em bé…
  • Chuẩn bị mang thai, chị em cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?
  • Khả năng sinh sản của nữ giới

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Tuyết Mai đã bình luận

    19/12/2011 at 9:45 chiều

    Chào Meyeucon.Chào bác sĩ.Năm nay em 32 tuổi và đã có một bé 8 tuổi.Em bị bệnh hen phế quản từ khi còn nhỏ,2 năm trở lại đây thì em thấy mình bị nặng hơn.Hằng ngày em vẫn dùng 1 viên Sabutamon vào buổi tối trước khi đi ngủ và hít loại thuốc Symbicort một lần.Em dự định sang năm sẽ có thai.Vậy em muốn hỏi Mẹ yêu con là 2 loại thuốc em đang dùng trên có ảnh hưởng gì tới thai nhi không,nếu có thì bác sĩ khuyên em nên dùng loại thuốc nào?Em xin cảm ơn rất nhiều.

    Trả lời
  2. Thanh Cam đã bình luận

    19/12/2011 at 5:49 chiều

    Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em như sau: năm nay em 28 tuổi,mang thai lần đầu. Kinh nguyệt của em không đều nên em không biết chính xác ngày em thụ thai.Tuy nhiên mỗi tháng em đều đánh dấu ngày hành kinh thì gần nhất em có kinh từ ngày 18 đến ngày 21/9 âm lịch.
    Sau đó 8 ngày,tức là ngày 30/t9 đến ngày 4/10 âm lịch em bị lại,đến nay là 1 tháng 25 ngày em vẫn chưa có kinh.Kiểm tra bằng que thử thai(23/11 âm) thì có 2 vạch 1 rõ 1 mờ.
    Vậy như trường hợp của em là có thai chắc chắn chưa ah?.Và sau bao lau nữa thì em nên đi khám bác sĩ phụ sản?.
    Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

    Trả lời
  3. trang đã bình luận

    19/12/2011 at 5:46 chiều

    em quan he vao hoi ki trung rung sau khoang gan 10ngay e dung que thu bao 2vach, sau do khoang ngay ,thu 12, 13 theo du tinh cua e thi nguoi e met moi, dau lung, buon non, di tieu nhieu, vao toi ngay 13 sau khi da thu tinh e bi om sot 37 do 8, e da uong nc nhieu, an cam va den sang hom sau thi e het sot nhg van bi so mui do e bi viem mui di ung. Sang ra e dinh thu thai lai de den vien kham cho yen tam vi thay bao vi cam trong thoi ki mang thai la ko tot, nhg ket qua la 1 vach, den chieu e lai thu 1lan nua van ket qua la 1vach, bsi co the tu van giup e co phai e ko co thai? nhg tai sao e lai co nhung trieu chung neu tren. e xin trân thanh cam on

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn