Khi thấy con bị sụt sịt, có nhiều bà mẹ đã không ngần ngại dùng ngay miệng của mình để hút mũi cho con và cho rằng làm như vậy vừa đơn giản, nhanh chóng lại sạch sẽ cho mũi của bé.
Có nên hút mũi cho bé bằng miệng của mẹ?
Thời tiết chuyển lạnh, bé rất dễ mắc các bệnh về hô hấp trong đó có chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị khó thở, bứt rứt, khó chịu có thể bị ho do thở bằng miệng rồi dẫn đến viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi. Do đó, ngay từ khi trẻ có biểu hiện chảy nước mũi các mẹ cần có biện pháp xử lý ngay.
Hôm trước bé Mít (nhà ở Hai Bà Trưng) cũng bị chảy nước mũi nhiều. Mẹ cháu đến công ty hồ hởi kể: “Em phải thường xuyên hút mũi cho cháu bằng miệng”. Không chỉ có mẹ của Mít mà còn rất nhiều ông bố bà mẹ khác cũng dùng miệng để hút mũi cho con vì cho rằng trẻ sợ hút mũi bằng ống, làm như thế vừa đơn giản, vừa tiện lại vừa sạch. Liệu đây có phải là việc làm đúng? Nghe xong mẹ Mít kể các chị em trong phòng đều lên tiếng phản đối vì trong miệng người lớn có rất nhiều loại vi khuẩn, nấm. Do vậy khi hút mũi bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của người lớn vào mũi của bé.
Nên làm sạch mũi cho bé như thế nào?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị sổ mũi, nghẹt mũi trước tiên các mẹ cần làm loãng dịch nhầy sau đó dùng dụng cụ hút chúng ra. Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%) đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc bình sịt (Xisat, Vesim,..) đối với trẻ lớn hơn. Lưu ý khi thời tiết lạnh, nước nhỏ mũi cần được ngâm qua nước ấm. Các mẹ hơi ngửa bé ra phía sau để nhỏ hoặc xịt nước muối cho bé sau đó dùng ngón tay trỏ ray nhẹ vào hai cánh mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi của bé. Theo lời bác sĩ khuyên có 2 cách để hút dịch mũi của bé ra.
Cách 1:
Dùng giấy thấm mềm (khăn giấy mềm) quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng mũi một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng sâu kèn sạch khác, đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia.
Cách 2:
Dùng các dụng cụ hút mũi hợp vệ sinh có thương hiệu có bán trên thị trường để hút mũi cho bé (như của Falin). Các mẹ nên dùng một tay thao tác với ống hút, tay kia bịt một bên mũi bé lại để hút mũi được sạch hơn. Sau khi dùng xong các mẹ cần rửa sạch dụng cụ bằng vòi nước chảy và dùng nước sôi tiệt trùng để sử dụng lại lần sau.
Lưu ý:
Trước khi làm sạch mũi cho bé, các mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh nhiễm trùng cho con.
Đối với trẻ lớn các mẹ cần hướng dẫn trẻ tự xì mũi. Trẻ dùng một ngón tay bịt một bên mũi, xì thật sạch rồi lại đổi sang bên kia.
Đề phòng nghẹt mũi ở trẻ các mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm, cúm, bệnh đường hô hấp. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại với các bệnh tật.
nguyễn đặng bảo nam đã bình luận
Chào MYC! myc cho em hỏi bé nhà em được 2 tháng. 1 tuần nay trên cổ bé xuất hiện những đám nhỏ màu trắng nhìn như bị lang ý.em đưa bé đi khám bs bảo bé bị viêm da và kê thuốc Salicylic 5% về bôi và xi-rô GROMIN về uống.cho em hỏi sử dụng 2 loại thuốc này như thế nào cho tốt.em vẫn chưa cho bé uống xi-rô vì em thấy thuốc có mùi hôi và ngoài nhãn ghi chỉ dùng cho trẻ 1 tuổi trở lên. liệu bé nhà em có khỏi không.em rất lo nhỡ cháu bị lan ra những chỗ khác.hai bên gần bụng chân bé bị chàm khô xin hỏi myc vết chàm đó khi nào thì hết a.em rất mong nhận được câu trả lời.em xin cảm ơn myc.
meocon đã bình luận
Chào MYC! Con trai tôi được 19 tháng tuổi, cháu rất hay bị sổ mũi và ho. Tôi đưa cháu đi khám thì BS bảo cháu bị viêm Abidan. Xin MYC cho tôi lời khuyên để chăm sóc cháu tốt hơn. Tôi có nên cắt A cho cháu không? vì cháu rất hay bị lại. Mỗi lần như vậy mũi và mắt cháu có rất nhiều mà.
thuytran đã bình luận
Chào các mẹ!
Em có câu hỏi muốn nhờ các mẹ giải đáp giúp, em mới có con lần đầu nên không biết có bầu được 5tháng mà em bé được 400gram thì có còi không ạ?
Nếu có thì em phải ăn uống như thế nào ạ?
Mong các mẹ giúp em với, em cảm ơn nhiều!