Nếu bạn thực hiện quá trình sinh nở của mình một cách tự nhiên, âm hộ thường sẽ bị tổn thương: rách, rạn… Tổn thương này đôi khi gây hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí sa tử cung hoặc không kiểm soát được đại tiện… Gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe thể chất và tinh thần. Để loại hạn chế những vấn đề trên, có nhiều giải pháp hữu hiệu đã được đề xuất.
Để tránh những hậu quả này các bác sĩ thường rạch một chút âm hộ của sản phụ để đề phòng âm hộ bị rách và bảo vệ đầu em bé khỏi phải chịu áp lực quá lớn. Phần âm hộ có vết rạch phẫu thuật nên được tăng cường chăm sóc tránh nhiễm trùng. Và tất nhiên đa số phụ nữ sẽ gặp những bệnh lý về vùng kín như:
Sung huyết
Khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sau khi khâu, vết rạch sẽ rất đau, mà càng lúc càng đau, thậm chí còn cảm thấy sa trướng hậu môn, hãy gọi bác sĩ đến kiểm tra ngay, rất có thể là do vết khâu cầm máu không tốt. Đối với hiện tượng này chỉ cần kịp thời dỡ chỉ cho hết sưng huyết rồi khâu lại thật chặt chỗ chảy máu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau được giải thoát, tuyệt đại đa số sẽ liền lại bình thường.
Nhiễm trùng vết thương
Sau khi sinh 2 – 3 ngày, nếu bạn thấy vết thương bị đỏ, sưng và đau cục bộ… thì đó là biểu hiện của chứng viêm. Khi đụng vào thấy kết cứng, nặn ép ra mủ tanh, phải lập tức điều trị bằng kháng sinh, đồng thời tháo chỉ khâu để làm sạch dịch mủ, ngâm rửa bằng dung dịch vệ sinh sát trùng ngày 2 lần. Do mạch máu ở âm hộ rất nhiều nên liền vết thương cũng rất nhanh, thông thường khoảng 1 – 2 tuần là khép miệng vết thương.
Rách vết thương
Có một số trường hợp đặc biệt, sản phụ sau khi đã rút chỉ, nhưng do hoạt động mạnh hoặc dùng sức rặn khi đi đại tiện, dẫn tới rách vết thương. Với trường hợp này, cần tới bệnh viện ngay lập tức, các bác sĩ sẽ giúp bạn khử trùng rồi khâu lại vết thương, và tháo chỉ sau 5 ngày, vết thương sẽ lành trở lại. Nếu chẳng may vết rách bị để lâu chưa được xử lý, các tổ chức không còn tươi, tiết ra dịch, sẽ khó liền, các bác sĩ sẽ cho bạn ngâm rửa bằng dung dịch vệ sinh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ngồi ngâm dung dịch sát trùng khoảng 20 – 30 phút, uống kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng, đợi hình thành sẹo cục bộ rồi mới làm liền được. Như vậy sẽ rất phức tạp và thường xuyên cần tới sự có mặt của bác sĩ, nên nếu bị rách vết thương hãy thật nhanh chóng đến bệnh viện.
Sau khi sinh những áp lực của âm hộ như đã nói ở trên cộng thêm sản dịch (huyết hôi) vẫn được thải ra qua đường âm đạo, nên bạn cần chú ý vệ sinh để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sự phục hồi sức khỏe của chính mình. Dùng nước ấm và chậu sạch rửa 2 lần/ngày nếu phần âm hộ không bị rách hay rạch, còn nếu đã bị tổn thương mạnh thì cần rửa bằng dung dịch vệ sinh sát trùng 2 lần/ngày, sau khi đại tiện cần rửa lại. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên. Quần lót phải được thay giặt thường xuyên và phơi dưới nắng to, nếu gặp phải ngày mưa thì cần dùng bàn là điện là thật kỹ để diệt vi khuẩn.
Tất cả những điều trên đều đã gặp phải ở rất nhiều trường hợp, một số giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề trên đã được đưa ra.
Bùi Xuân Duẩn đã bình luận
Chào bác sĩ. Vợ em mới sinh em bé được 3,5 tháng. chúng em đã có quan hệ vợ chồng được hơn 1 tháng. Bác sĩ cho em hỏi như vậy liệu co thai được không?