Đa số các bé đều sẽ trải qua một giai đoạn rất “bám mẹ” trong năm đầu đời và một vài năm sau đó. Vài gợi ý đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ rèn luyện tính độc lập cho bé từ sớm và bé sẽ “chững chạc” hơn.
1. Chú ý nhanh tới bé
Cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin cho bé từ “trong trứng nước” là phản ứng nhanh với những nhu cầu của bé. Đừng chờ bé khóc thì mới đáp ứng. Bằng cách luôn chú ý tới bé, bé nhà bạn sẽ học được cách tin tưởng mẹ (“nguồn” vun đắp tự tin cho bé).
Rachel Pick (một nhà tâm lý trẻ em) nói: “Khi bé không phải đợi quá lâu mới thấy có mẹ sẽ tạo cho bé sự tự tin, thoải mái nhất”.
2. Hòa nhập xã hội
Đừng e ngại để bé tiếp xúc với nhiều nhóm người. “Kỹ năng hòa nhập xã hội rất quan trọng; các mối quan hệ khác chỉ phát triển nếu như mối quan hệ trung tâm của cuộc đời bé (cha mẹ và con cái) tạo cho bé cảm giác an tâm trước tiên” – Rachel Pick giải thích. Một khi bé sẵn sàng, bạn mới nên cho bé tiếp xúc với những nhóm lớn. Chỉ nên cho người xung quanh chơi với bé nếu bé cảm thấy vui vẻ vì điều đó.
3. Động viên nỗ lực ở bé
Phải mất một thời gian, bé yêu mới hiểu được ý nghĩa của từ ngữ nhưng bé có thể hiểu được giọng điệu và nét mặt của mẹ. Thường xuyên cổ vũ bé sẽ khiến bé tự tin, từ đó củng cố tinh thần độc lập trong bé. Cổ vũ khi bé thử một món ăn mới, trao cho mẹ một món đồ chơi, tặng bé một nụ cười và lời khích lệ: “Con giỏi lắm”. Hãy cho bé sự hoan nghênh, tán thưởng của mẹ bởi từ khoảng 8 tháng tuổi, bé đã rất thích điều này.
4. Cho bé gia nhập cùng mẹ
Từ 8 tháng, bé phát triển cảm xúc lo lắng khi xa mẹ. Cảm giác này xuất hiện trước khi bé hiểu khái niệm “sự vĩnh cửu của đối tượng” (có cái gì đó hoặc ai đó vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy), thường là trước khi bé bò tốt để “bám đuôi” mẹ. Cảm xúc này làm bé trở nên buồn bã.
May mắn là chỉ một vài tháng tiếp, bé sẽ hiểu khái niệm “đối tượng vĩnh cửu” hoặc có thể bò ngay sau chân mẹ. Cho đến lúc này, bạn nên đưa bé ở bên cạnh mẹ từ phòng này sang phòng khác.
5. Để bé làm “lãnh đạo”
Khi bé bắt đầu tự chọn các hoạt động của bé, bạn nên cho con là người “lãnh đạo” để mẹ cùng tham gia. “Bé rất thích được chỉ dẫn cho mẹ nhưng đừng ra lệnh cho con phải chơi thứ gì và chơi thế nào” – chuyên gia nói.
Một khi bé đã năng động, mọi chỗ trong nhà đều được bé tận dụng để vui chơi – một cú ngã có thể khiến bé tự tin đứng dậy chơi tiếp hoặc khám phá thêm nhiều điều. Điều đó nghĩa là bạn đừng luôn miệng nói: “Không”, “Quay lại đi”… – những câu chỉ làm xói mòn tính độc lập ở bé.
6. Để bé tự khám phá
Có thể giúp khi bé tự soi gương, vẽ bức tranh đầu tiên và cố gắng gọi lại tên mình. Nhưng sự phát triển độc lập thường đi kèm nỗi sợ hãi khi bé tiếp xúc với môi trường mới. Vì thế, bạn hãy chào đón con với vòng tay ngay khi bé yêu cầu, kèm với nụ cười, lời động viên tinh thần cho bé.
7. Lời tạm biệt hạnh phúc
Nói “tạm biệt” không nên là thời điểm gây hoang mang cho mẹ và bé. Lần đầu tiên bạn phải xa con, hãy để con lại với một người bé thân quen. Đừng cố trốn con đi mà không nói lời tạm biệt. Phải đối diện với cảm giác tạm biệt mẹ sẽ giúp bé an tâm và sự tự tin đối mặt với nó cũng không quá khó khăn. Hãy hôn bé, vẫy tay nói tạm biệt bất cứ khi nào bạn phải đi ra ngoài.