Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những ảnh hưởng của bố tới sự phát triển của con

Một số người chồng đã và đang giao phó hết việc chăm sóc, giáo dục con cái cho vợ. Trong khi các chuyên gia lại cho rằng, vai trò của người bố đối với đứa trẻ là cực kỳ quan trọng. Thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của bố, đứa trẻ sẽ mất đi cơ hội được phát triển toàn diện so với chúng bạn.

Vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy

Thạc sĩ tâm lý Phạm Linh Thu (Tổng đài tư vấn 1088) cho rằng, đối với đứa trẻ, hình tượng người bố bao giờ cũng vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy. Đàn ông không kiên trì bằng phụ nữ nhưng lại điềm tĩnh hơn, họ có cách nhìn bao quát hơn. Nên khi tham gia chơi trò chơi với trẻ, thiên hướng của người bố là hoạt động mạnh. Trẻ thường sợ bị quát mắng, thường không thích những hoạt động phải tập trung, suy nghĩ. Trẻ chủ yếu thích vận động. Vì vậy, những trò chơi linh hoạt, có cảm giác mạnh của bố bao giờ cũng khiến đứa trẻ thích thú, vui vẻ hơn.

Không ít trẻ nhỏ thích được bố bế hơn mẹ. Những đứa trẻ được bố quan tâm và dành nhiều thời gian chơi với con sẽ cảm thấy hạnh phúc vui vẻ hơn những trẻ không nhận được sự quan tâm gần gũi từ bố.

Nhìn ở góc độ sâu xa hơn, chuyên gia tâm lý Nguyễn Bá Đạt, Trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em và gia đình Cpec phân tích: Sở dĩ đứa trẻ sẽ vui hơn khi được bố chơi cùng là vì thời gian bố dành cho con ít hơn mẹ nên sự hấp dẫn cao hơn, không bị nhàm chán. Thứ hai, những trò chơi của bố thường là mới lạ, tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Thứ ba là, có sự hấp dẫn giới tính đối với trẻ gái, đặc biệt là trẻ từ 3- 6 tuổi, lứa tuổi bắt đầu xuất hiện mặc cảm giới tính.

Sự phát triển toàn diện của trẻ chịu nhiều ảnh hưởng của bố

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Bá Đạt, ở Việt Nam, người bố thường vắng mặt nhiều trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Người bố thường đứng ở vai trò trụ cột gia đình, kiếm tiền và lo những việc đại sự như “xây nhà, tậu trâu”… Sự ảnh hưởng đối với đứa trẻ thường là từ những nguyên tắc mà người bố xây dựng nên trong gia đình. Những nguyên tắc, quy tắc trong gia đình do bố đề ra sẽ ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của trẻ. “Tuy nhiên, việc này giống như công việc của người trọng tài, chỉ tuýt còi phạt lỗi đứa trẻ chứ không có tác dụng hướng dẫn chỉ bảo như các huấn luyện viên. Do vậy, việc người bố không tham gia chăm sóc, dạy dỗ, gần gũi đứa trẻ đã tước đi nhiều cơ hội để con được phát triển một cách toàn diện và đầy đủ hơn”- ông Đạt nói.

Sự ảnh hưởng qua từng giai đoạn

Chuyên gia Nguyễn Bá Đạt cho biết: Thông thường, sự ảnh hưởng của người bố đối với đứa trẻ trong mỗi giai đoạn, mỗi giới tính đều có sự khác nhau.

Từ 0 – 3 tuổi, vai trò của người bố khá mờ nhạt. Mặc dù vẫn có nhưng do việc tiếp xúc trao đổi thưa thớt nên sự ảnh hưởng rất ít. Tâm lý của lứa tuổi này là thích khám phá chức năng của đồ vật, sự vật, màu sắc, âm thanh. Trẻ chưa hình thành nhân cách mà đang trong lứa tuổi khám phá thế giới lạ lẫm xung quanh mình.

Khi trẻ từ 3 – 6 tuổi, đây là giai đoạn hình thành nhân cách nên vai trò của bố lúc này vô cùng quan trọng. Những nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống mà bố quy định đã tác động đến đứa trẻ. Cách ứng xử của bố sẽ trở thành hình mẫu để trẻ bắt chước, làm theo. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mặc cảm giới tính xuất hiện, nên sự gần gũi của bố đối với con gái trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày.

Vào giai đoạn từ 11 – 12 và 16 – 17 tuổi, lúc này nhân cách của đứa trẻ được hình thành mạnh mẽ, rõ rệt nhất. Bố trở thành biểu tượng của đứa trẻ, đặc biệt đối với trẻ trai. Bố mà mẫu mực, hoàn thiện thì sẽ trở thành hình mẫu tốt cho trẻ. Nếu bố mờ nhạt, không có tiếng nói trong gia đình, ngoài xã hội, hoặc bố có mâu thuẫn với trẻ thì lúc này đứa trẻ sẽ không tìm thấy sự đồng nhất. Trẻ sẽ tự tìm một hình ảnh người đàn ông khác bên ngoài để làm hình mẫu cho mình. Với trẻ gái, chúng cũng bị ảnh hưởng từ bố trong việc xác định hình tượng người bạn trai hay người chồng sau này.

Theo các chuyên gia tâm lý, sự gần gũi của bố đối với đứa trẻ vô cùng quan trọng. Bởi vậy, những người phụ nữ đơn thân hay chồng đi công tác xa thường xây dựng hình tượng người bố cho con thông qua những câu chuyện. Mặc dù không được sống gần, nhưng những câu chuyện đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ, giúp trẻ xây dựng nên chuẩn mực sống sau này.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Giáo dục trẻ em , Làm cha mẹ , Sự phát triển của trẻ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tôi muốn con được chơi nhiều hơn nhưng lại sợ…
  • EQ quyết định sự thành bại của con người
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn