Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cần kiêng gì nếu bạn sinh mổ?

Đẻ mổ không phải là một ca phẫu thuật quá phức tạp, tuy nhiên, sản phụ sau sinh mổ vẫn cần lưu ý vài điểm sau để phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng và không để lại những biến chứng đáng tiếc.

Không nên nằm ngửa

Sau khi mổ, tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nằm ngửa dưới giường là không tốt, sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy cần nằm nghiêng, kê gối, mền cao sau lưng sao cho thoải mái, giảm việc di động của cơ thể, vết mổ sẽ bớt đau.

Không ngủ nhiều

Sau khi phẫu thuật, bạn nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Bạn cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột cùng các mạch máu bị tắc. Nên cho trẻ bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng.

Mẹ không nên ngủ quá nhiều sau ca sinh mổ

Không ăn no, ăn tanh

Sau khi mổ sinh, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật khoảng sáu giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Sản phụ nên tránh những món ăn có tính hàn như: cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như: cá, ốc, nó sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ và khiến vết thương lâu lành. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

Không làm việc sớm

Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau mổ sinh cần hết sức giữ gìn, khôi phục sức khỏe để vết thương chóng lành, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.

Kiêng lạnh

Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt  tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…

Kiêng “chuyện ấy”

Ngoài ra, các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian 4 – 6 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa lành cùng với âm đạo, nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hàng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa giúp khử mùi hôi. Dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên háng. Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Sau khi phẫu thuật chừng 3 – 4 tuần thì được tắm rửa, gội đầu.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe phụ nữ , Sức khỏe sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Đang ở cữ có nên tắm và tắm như thế nào?
  • 4 vấn đề sức khỏe mà chị em có thể gặp phải sau khi sinh con
  • 5 bài tập cùng bé giúp mẹ giảm cân sau sinh
  • Hãy nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh
  • Để mẹ chóng bình phục sau sinh mổ

Bình luận

  1. trần thị thúy đã bình luận

    23/12/2011 at 11:51 sáng

    em mang thai tuần thứ 28 rồi, mà tuần này thấy đau vùng xương mu kinh khủng, bình thường thì không sao mà đứng lên hoặc trở mình lúc ngủ thì chỉ có đau khủng khíp, nhờ MYC tư vấn giúp em

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn