Việc giáo dục con trong các gia đình hiện nay đang có nhiều xu hướng khác nhau, người thì cho rằng muốn con ngoan thì phải đe cho con biết sợ ! Phải thật nghiêm ! Có quan điểm ngược lại giáo dục không phải dùng đến biện pháp “đánh” ! Vậy đâu là phương pháp tốt để dạy con khi vào lớp 1?
Thực tế trong nhiều gia đình, bố mẹ thường có những cách day con không giống nhau, ở gia đình chị H cũng vậy. Khi con gái lớn bắt đầu vào học lớp 1, là lúc công việc dậy kèm con học ôn bài ở nhà trở thành chủ đề thường được đưa ra tranh luận. Ai cũng có quan điểm riêng của mình và cho rằng quan điểm của mình là đúng hơn cả.
Con gái mới thay đổi môi trường học tập từ trường mầm non sang học lớp 1, một môi trường mới mẻ, có kỷ luật khắt khe hơn so với mầm non. Một kho kiến thức mới và đầy ắp. Với những bài học mới thường có cách học khác so với trước đòi hỏi con gái phải cần tư duy nhiều hơn để làm bài.
Mỗi khi con gái làm bài sai hoặc viết chữ xấu, mẹ lại quát và doạ đánh con nếu như còn viết hoặc làm sai ! Bố thì cho rằng làm điều đó là sai lầm ! Làm bố mẹ, khi dậy con phải đặt địa vị của mình vào chỗ của con, hiểu được tâm lý của con, con đang trong quá trình chuyển giai đoạn từ chỗ vui chơi tự do sang học tập nghiêm túc, đòi hỏi phải có thời gian nhất định để làm quen. Khi dậy con học ở nhà nên hoà cùng với con, hướng dẫn con học bằng nhiều cách như dùng hình ảnh để minh hoạ cho bài học, có phải chăng là do chị T quá mệt mỏi với công việc của mình ở cơ quan ! Hay là chưa thật sự hiểu tâm lý của con trẻ. Chị Hương Ths khoa tiểu học trường Đại học sư phạm cho rằng :
– Chương trình học của các bé là chương trình phổ cập nên không khó, các bé đều có thể tiếp thu dễ dàng. Điều căn bản khó ở chỗ là làm sao để cho các bé có hứng thú lâu dài với việc học tập, hiểu rõ được trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và chịu trách nhiệm với việc học tập của mình.
Vậy phương pháp thích hợp là gì ?
Chị Hương đưa ra phương pháp sau :
– Xác định trách nhiệm cho con ngay từ buổi đầu bằng cách kể chuyện cho con nghe về tuổi thơ, về trường tiểu học của mình. Con trẻ rất thích nghe bố mẹ kể chuyện ngày xưa, nhất là kể về những vấn đề của bố mẹ gặp phải và cách giải quyết vấn đề của bố mẹ. Con sẽ nhanh chóng hiểu ra vai trò và trách nhiệm của mình.
– Luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như cảm thông với con bằng việc lắng nghe nghiêm túc những giãi bày của con về chuyện trường lớp. Đưa ra lời khuyên dưới dạng tôn trọng, không áp đặt, kiểu:
- Mẹ nghĩ là…..
- Theo mẹ thì…
- Hay con thử…
- Nếu là mẹ thì…
– Luôn hỏi con về những khó khăn con gặp phải. Khi con gặp 1 bài toán khó, đừng vội vàng giảng ngay cho con mà sẽ nói. Nào, hai chúng mình cùng nghĩ xem nào. Theo mẹ thì có 1 cách là…. còn theo con thì sao. Hoặc là cách này…., con thấy thế nào.
– Nếu con ngại chia sẻ thì cần phải điều chỉnh ngay bằng cách đặt ra 1 loạt các bài tập gần giống các bài con sẽ phải học ở lớp cả về môn toán, lẫn các môn học khác, rồi đố con. Nếu con ko làm được thì ko nên cuống lên, cần bình tĩnh giúp con giải giống như cách ở trên. Sau đó con sẽ hiểu bài học hơn.
– Không được công khai kiểm tra bài vở con khi con chưa đồng ý. Nếu lo sợ thì có thể kiểm tra khi con đã ngủ say.
– Không làm ầm lên khi phát hiện con có điểm xấu, hoặc đánh mắng con. Cần giúp con tìm hiểu tại sao con lại ko được điểm tốt.
– Tuyệt đối tránh đánh mắng, có thể thay bằng các hình thức phạt khác như ngày nghỉ tới không được đi chơi công viên ….
Để con trẻ học tập tốt hơn và không bị ảnh hưởng đến tâm lý, bố mẹ cần hợp tác với con trong việc dậy con học ở nhà, tìm hiểu tâm lý, khả năng của con tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, đạt hiệu quả, lựa chọn những biện pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ đẻ giúp đỡ con trẻ học tập tốt hơn.