Chứng nhiễm độc thai nghén thường chỉ phát sinh trong thời kì thai nghén, và hay xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì. Nếu không điều trị tốt sẽ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kì cũng gần giống với dấu hiệu ốm nghén. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự, người có thai có thể sợ hoặc thích ăn một món gì đó. Còn nhiễm độc thai nghén có diễn biến khác hẳn.
Tình trạng nhiễm độc có thể ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kì thường là phù chân tay, protein niệu (chỉ số protein trong nước tiểu cao) và tăng huyết áp.
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật. Trên thực tế, nhiễm độc thai nghén có nhiều mức độ khác nhau và nếu cẩn thận thì sản phụ có thể tránh được những rủi ro này.
Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, chị em nên quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của mình. Có một vài loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc này.
Hạt vừng đen: Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào
Các mối nguy hiểm bức xạ chủ yếu là ảnh hưởng đến não bộ con người và tủy xương, làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Đối với những sản phụ thì sự bức xạ còn gây ảnh hưởng xấu hơn. Vì vậy, các bà bầu nên bổ sung vừng đen trong chế độ ăn uống của mình.
Cà chua: Giảm bớt thiệt hại ở da
Khoa học khảo sát cho thấy rằng lâu, nếu thường xuyên tiêu thụ cà chua và các sản phẩm từ cà chua lâu dài thì con người sẽ ít bị bưc xạ, nhiễm độc và tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy rằng lycopene (có nhiều trong cà chua) khi vào cơ thể con người sẽ dập tắt các gốc tự do trên bề mặt da để và tạo thành một rào cản tự nhiên, ngăn chặn có hiệu quả thiệt hại bên ngoài do bức xạ tia cực tím lên da.
Rong biển: Tăng cường chức năng miễn dịch, chống gây đột biến
Rong biển chống bức xạ, chống gây đột biến, chống oxy hóa, selenium. Selen là loại nguyên tố vi lượng quan trọng, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe con người. Thai phụ nên ăn rong biển để hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ đột biến ở thai nhi.
Hạt tiêu: Bảo vệ, tránh thiệt hại cho DNA
Các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, cà ri, gừng… vừa tốt cho hệ thống miễn dịch, lại còn có thể bảo vệ DNA của tế bào, tránh được các hiện tượng bức xạ, nhiễm độc.
Tuy nhiên, những loại gia vị này không nên được tiêu thụ quá nhiều trong thời gian mang thai.
Tỏi: Tăng sức đề kháng
Tỏi là một gia vị nấu ăn không thể thiếu. Selenium và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng tốt hơn so với nhân sâm. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, vì vậy, khi mang thai chớ nên từ chối thứ gia vị này.
Đậu xanh: Để giúp cơ thể bài tiết chất độc
Nghiên cứu y tế hiện đại cho thấy đậu xanh có chứa giúp cơ thể bài tiết độc tố, tăng tốc độ chuyển hóa các chất, có thể được hiệu quả chống lại các hình thức khác nhau của ô nhiễm, nhiễm độc, bao gồm cả nhiễm độc thai nghén.
Nấm đen: Tốt cho ruột
Nấm đen có tác dụng làm sạch hệ thống tiêu hóa khỏi các bụi, tạp chất và các chất phóng xạ…
Giang Thanh đã bình luận
Xin cho tôi hỏi, ở 3 tháng đầu của thai kỳ có thể ăn rong biển được không?
Hoàng Khen đã bình luận
Em mới mang thai được 5 tuần, nhưng nôn nhiều, ăn gì là nôn hết, và còn thấy ngấy trong ngực nữa, lúc nào cũng như trực nôn, em hỏi bác sĩ ở BV Phụ sản Hà Nội, bác sĩ bảo không sao cả. Nhưng em tham khảo trên mạng lại có tài liệu nói đó là ngộ độc thai, vậy cho em hỏi TH của em có phải bị ngộ độc thai không hay chỉ là ốm nghẽn bình thường thôi ạ, em rất mệt và rất băn khoăn không biết làm cách nào để giảm triệu trứng trên.
em xin trân thành cảm ơn