Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dùng thuốc chống trầm cảm nào khi đang mang thai?

Một bệnh tâm thần rất phổ biến là bệnh trầm cảm, nó chiếm tỷ lệ 9% ở nữ và 3% ở nam. Căn bệnh này có căn nguyên là rối loạn về gen di truyền dẫn đến việc sản xuất quá ít chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não. Tuy nhiên, bệnh này chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố môi trường, thể trạng người bệnh và tình trạng có thai, sinh đẻ ở nữ giới.

Với bệnh nhân trầm cảm, trong quá trình mang thai, tình trạng trầm cảm của bệnh nhân sẽ tái phát hoặc nặng lên. Trong vòng 30 ngày sau đẻ, tình trạng trầm cảm của bệnh nhân sẽ xuất hiện trở lại rất rõ rệt, mặc dù trước đấy bệnh nhân đã được điều trị ổn định hoàn toàn. Trước thực tế này, nhu cầu điều trị trầm cảm cho bệnh nhân đang mang thai và sau đẻ là rất cấp thiết nhằm các mục đích sau: giúp bệnh nhân ăn được, ngủ được, hết chán nản, hết cáu gắt để có sức khỏe chăm sóc thai nhi và em bé; tránh được các hậu quả đáng tiếc do trầm cảm nặng gây ra như suy kiệt, tự sát…

Phải cân nhắc giữa lợi và hại của việc dùng thuốc chống trầm cảm cho từng bệnh nhân cụ thể

Tuy nhiên, bác sĩ và bệnh nhân đều “ngại” dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai và cho con bú vì sợ thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và em bé. Như vậy, chúng ta phải cân nhắc giữa lợi hại của việc dùng thuốc chống trầm cảm cho từng bệnh nhân cụ thể, nghĩa là chỉ định chính xác đối tượng nào và khi nào phải dùng thuốc chống trầm cảm. Có một vài gợi ý sau cho các trường hợp phải dùng thuốc chống trầm cảm: mất ngủ liên tục trong 3 ngày trở lên; luôn lo lắng quá mức một cách vô cớ; ăn uống kém, sút cân hoặc không tăng cân; buồn rầu, bi quan, chán nản; có ý định tự sát.

Khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm, cần lựa chọn thuốc trên các nguyên tắc sau: thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi và em bé; thuốc có hiệu quả điều trị trầm cảm tốt; sử dụng đơn giản (1 lần/ngày); cố gắng dùng liều thấp nhất có thể.

Thực ra, các thuốc chống trầm cảm đa vòng và nhóm SSRI rất an toàn cho phụ nữ có thai. Các thử nghiệm lâm sàng trên nhóm lớn các phụ nữ có thai ở Mỹ, châu Âu đối với sertraline, fluoxetine… đã chứng minh rằng các thuốc trên rất an toàn, chưa ghi nhận một tác dụng nào ảnh hưởng tới thai nhi và em bé. Có tác giả đã khẳng định rằng, mọi lưu ý đối với các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới cho phụ nữ có thai chủ yếu là ở 3 tháng đầu thai kỳ mà thôi.

Các thuốc sau có thể sử dụng cho phụ nữ có thai tuy nhiên phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa: sertraline (zoloft, serenata, zosert, utralene…) viên 50mg và 100mg; fluoxetine (prozac, oxeflu, oxedep) viên 20mg; mirtazapine (remeron, mirtaz, tzap, tazimed) viên 30mg; paroxetine (pharmapar, wicky) viên 20mg.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Sức khỏe khi mang thai , Thuốc và sức khỏe , Trầm cảm khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Giúp mẹ bầu cách chữa các bệnh thường gặp trong thai kỳ với những loại thuốc an toàn
  • Lời khuyên giúp bà bầu thư giãn
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Cháo cá chép có thật sự tốt cho mẹ bầu?
  • Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu không nên ăn những loại trái cây này

Bình luận

  1. Nguyễn thị Huế đã bình luận

    01/04/2014 at 4:26 chiều

    Các bác sỹ cho em hỏi em đang đặt vòng tránh thai đựơc năm tháng thì phát hiện mình có thai. Vay dat vong có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn