Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển ở bé 1 tháng tuổi

Khi được 1 tháng tuổi, bé đã khỏe mạnh hơn và cơ cổ cũng cứng hơn đôi chút, bé có thể nâng đầu một thời gian ngắn khi được giữ ở tư thế thẳng đứng. Tuy vậy, bé vẫn cần được hỗ trợ bằng cách đỡ gáy và đầu.

Sự phát triển giác quan ở bé

Bé càng ngày càng trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh. Thị giác và thính giác được cải thiện khiến bé nhìn và nghe thấy nhiều hơn những gì đang diễn ra quanh bé. Bạn có thể thấy bé tỏ ra vui mừng với một món đồ chơi đầy màu sắc hoặc nhìn thấy mặt mẹ khi mẹ ở gần bé.

Khi bé có thể nâng đầu

Đầu của bé vẫn cần được mẹ đỡ nhưng cơ cổ ở bé dần mạnh khỏe hơn. Điều này có nghĩa là bé có thể tự nâng đầu trong thời gian ngắn khi bé nằm ngửa hoặc khi mẹ đang giữ bé trong tư thế thẳng. Bé cũng có thể tự nâng đầu một lúc ngắn khi nằm sấp, thậm chí quay đầu từ bên này sang bên kia trong chớp mắt nhưng hiển nhiên, bé vẫn cần được mẹ đỡ gáy, đầu.

Bé chưa nắm bắt được đồ chơi

Nếu bạn đặt một đồ chơi ở trước mặt bé, bé có thể nhìn thấy nhưng chưa thể với hay nắm được. Các ngón tay của bé vẫn cụp vào thành nắm đấm, thậm chí khi mẹ chạm một đồ chơi vào tay bé. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xòe các ngón tay của bé, đặt ngón trỏ của mẹ vào lòng bàn tay con và ngay lập tức, bé sẽ cụp các ngón tay lại, giữ ngón tay mẹ chặt trong lòng bàn tay bé. Đây được coi là phản xạ nắm tự phát của bé trong thời điểm này. Phản xạ này xuất hiện và kéo dài trong vòng 8 tuần đầu tiên.

Bạn có thể cùng con chơi trò khám phá cơ thể, đặt tay của con lên đầu mẹ và hỏi: “Đầu mẹ đâu rồi” hoặc bạn vừa hát một bài vừa đếm các ngón chân của con.

Bé 1 tháng tuổi

Tình cảm của bé

Một tháng tuổi, bé đã trở nên hay “hóng chuyện”, bé tạo ra những âm thanh trong miệng để thể hiện cảm xúc của bé. Bé cũng rất thích thú mỗi lần được nghe giọng nói của mẹ. Nói chuyện với con, kể cho bé những việc mẹ đang làm hoặc hát cho con nghe bất kể khi nào, ngay cả khi bạn đang ở trong một căn phòng bên cạnh.

Khoảng ½ bé một tháng tuổi bắt đầu nhận ra cha mẹ của bé. Bé có phản ứng khác nhau với cha, mẹ so với người lạ. Bé sẽ trấn tĩnh và nhìn chăm chú vào mẹ khi bé nhìn thấy mẹ.

Cho bé nghe nhạc

Bây giờ, bé thức dài hơn trong ngày. Bạn dùng thời gian bé thức để kích thích các giác quan cho con. Thử bật một bản nhạc hoặc một bài hát (nhạc cổ điển giúp bé làm dịu tinh thần). Những âm thanh của chuông gió hay chiếc đồng hồ kêu tích tắc cũng giúp bé thư giãn.

Nên đa dạng các loại âm thanh với bé để bé làm quen với nhiều kiểu âm thanh, bé sẽ cho mẹ biết thứ nào bé thích, thứ nào thì không.

Thị giác ở bé

Bé tập trung cả hai mắt để theo dõi một đồ vật chuyển động. Một cái lục lạc rung trước mặt bé sẽ thu hút bé. Hoặc bạn chuyển động đồ chơi gần khuôn mặt bé, từ từ đu đưa từ bên này sang bên kia. Dù có nhiều đồ chơi bán sẵn với màu sắc và kết cấu khác nhau nhưng bạn vẫn có thể tận dụng những đồ cũ, sạch trong gia đình để chơi với con. Thử đu đưa cái thìa inox sáng bóng hoặc thìa nhựa màu rực rỡ ngay phía trước mặt bé. Sau đó, di chuyển nó theo chiều lên – xuống. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của bé.

Làm dịu khi bé khóc

Bé rất thích được mút vì mút giúp xoa dịu nhanh tinh thần bé. Nhưng nếu bạn muốn dùng ti giả để dỗ bé khóc thì nên cân nhắc về những điểm bất lợi của nó. Trước tiên, nên chọn cách cho bé ti mẹ, sau đó vỗ ợ hơi cho bé và chờ xem bé hết khóc hay chưa.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bé 1 tháng tuổi , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của bé 4 tuần tuổi
  • Bí quyết của mẹ giúp trẻ thích đọc sách
  • 5 cách giúp con bạn thích viết
  • Làm thế nào để luyện cho trẻ phương pháp làm việc có kế hoạch?
  • Tập thói quen tốt cho bé ngay từ nhỏ là điều cha mẹ nên làm
Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn