Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển ở bé sáu tháng tuổi

Trong tháng này, bạn có thể kiểm tra dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa. Bé nhìn chăm chú khi mẹ ăn và thậm chí, với tay để lấy những gì có trong bát của mẹ là một dấu hiệu cho thấy điều đó. Lúc này bé cũng đã lẫy tốt hơn, dần năng động hơn và là bước đệm để học bò trong những tháng tiếp theo.

Chưa thế biết bé thuận tay trái hay tay phải

Ban chưa thể biết bé thuận tay trái hay tay phải nếu bé có thói quen chơi với một bên tay nhiều hơn giai đoạn này. Thuận tay phải hay tay trái khó để xác định cho đến khi bé 2-3 tuổi.

Kiểm soát tay ở bé phát triển nhanh chóng và bây giờ, bé có thể dùng tay kéo một đồ vật lại gần bé. Một khi bé cầm chắc đồ chơi, bé sẽ thực hành bằng chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia. Thêm vào đó, bé cũng dần thuần thục kỹ năng nhặt đồ vật.

Sau khi bé hiểu khái niệm nhân – quả, trí tò mò phát triển khiến bé háo hức với nhiều trò chơi và hoạt động khác nhau hơn. Lúc đó, bạn sẽ mệt phờ vì phải canh chừng con.

Bé lật tốt từ sau ra trước

Ở tháng này, bé lẫy tốt, nhất là lật từ sấp thành ngửa. Khi lật tốt cũng là lúc bé rất dễ bị ngã hoặc gặp tai nạn như ngạt thở. Do đó, không bao giờ được để bé lại một mình trên giường hay những bề mặt cao. Nếu bạn thường xuyên thay tã cho con ở mép giường thì bây giờ, bạn nên chọn sàn nhà hoặc đẩy bé vào sâu bên trong giường khi thay tã.

Ở tháng này, bé đã có thể một cách lật dễ dàng

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên để ý khi bé ngủ bởi bé có thể úp mặt mà ngạt thở.

Bé đã biết lạ

Khi nhà có khách, bé sẽ quan tâm và chú ý tới một số người, đó là khởi đầu của sự lo lắng với người lạ ở bé. Tất nhiên, bây giờ bé còn khá dễ tính, chỉ cần khách trong nhà tươi cười, hỏi han bé là bé sẽ coi là “bạn” ngay lập tức. Đừng lo ngại nếu bé vẫn luôn cần và khao khát sự chú ý của mẹ.

Bé cũng bắt đầu hiểu là một số phản ứng của bé sẽ nhận được sự quan tâm của mẹ. Bắt đầu từ giờ và trong nhiều năm tới, bé sẽ có nhiều hành động hoặc cử chỉ, lời nói chỉ để thu hút sự quan tâm từ mẹ. Đây là cảm xúc đáng yêu của bé nhưng khi lớn lên, bé có thể nghịch ngợm, quậy phá để mẹ quan tâm và đó là điều không hay chút nào.

Nhận biết bé đã thèm ăn dặm

6 tháng, bé bộc lộ vài dấu hiệu cho thấy đã đến tuổi ăn dặm, chẳng hạn:

– Bé tự nâng đầu; ngồi khi mẹ hỗ trợ.

– Đưa thức ăn vào trong miệng và nuốt.

– Cân nặng tốt, gấp đôi khi sơ sinh.

– Tò mò về những gì người xung quanh ăn.

– Có thể dùng tay lấy thức ăn và đưa vào miệng.

Nếu đã 26 tuần tuổi mà bé chưa “mặn mà” gì với đồ ăn dặm thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Lúc này, bé cần dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.

Những trò chơi tận hưởng cùng bé

Bé thích thú với trò chơi, đặc biệt nếu là những trò có âm thanh. Nếu bạn ngừng khi đang hát một bài, bé sẽ háo hức chờ đợi mẹ hát nốt bài còn dang dở.

Giúp bé hiểu từ ngữ

6 tháng tuổi, thị giác và thính giác bé gần tốt bằng người lớn. Kỹ năng giao tiếp của bé đang phát triển nhanh chóng. Bé cũng có thể lặp đi lặp lại một âm tiết, chẳng hạn “ba, ma, ga”, phụ âm và nguyên âm kết hợp… Bé thậm chí có thể thêm 1-2 âm tiết vào chuỗi âm thanh quen thuộc khiến âm thanh ấy phức tạp hơn.

Bạn thử chơi cùng bé bằng cách nói, chẳng hạn: “Con mèo nói meo meo” hoặc “Con bò nói ò ò”.

Khuyến khích bé khám phá những điều xung quanh

Bé dùng các giác quan để khám phá và tìm hiểu thế giới. Hãy đảm bảo môi trường an toàn xung quanh để bé nhìn, chạm vào, nghe được và đặt trong miệng. Bé sẽ thỏa thích với một quả bóng mềm, vỗ nhẹ vào mảnh lông thú giả hoặc gặm cái vòng ngậm mọc răng, nghe chuỗi âm thanh trong con thú nhồi bông. Một đồ chơi phát nhạc hay đồ chơi treo nôi cũng là cách tuyệt vời để khích lệ bé khám phá màu sắc, âm thanh và kết cấu khác nhau.

Đọc cho bé trước giờ ngủ

Bất chấp độ tuổi, đọc cho bé trước giờ đi ngủ sẽ có ích cho bé rất nhiều.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Làm cha mẹ , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Những điều khiến con kém phát triển, tính tình xấu đi và khó hòa đồng
  • Cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả
  • 6 cách dạy trẻ yêu thiên nhiên
  • Những bước phát triển cần lưu ý của bé 2 tuổi
  • 15 kỹ năng trẻ giỏi hơn người lớn
Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn