Trí nhớ của trẻ phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Đó là một quá trình tiến triển lâu dài, không có mốc tuổi cụ thể nào cho việc bé có thể nhớ được những gì.
– Khi bé chào đời, thông tin đã được ghi lại trong tâm trí của bé nhưng bé chưa thực sự biết những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, ngay từ 3 tháng cuối trong bụng mẹ, bé đã bắt đầu nhận thức được giọng nói của mẹ. Bé cũng biết và yên tâm bởi mùi của mẹ từ khi bé được sinh ra.
– Bé có thể biết được khuôn mặt mẹ với một người lạ chỉ ở 4 ngày tuổi. Bé cũng sớm nhận ra hình ảnh của bố bé, nếu bố thường xuyên ở bên bé.
– Khoảng 1-2 tuổi, bé có thể ghi nhớ được một số sự kiện và lời nói. Bé có thể nhận ra mặt người thân trong nhà và vui mừng khi thấy họ. Trong thực tế, khi bé lớn dần lên, bé có thể làm mẹ ngạc nhiên bởi rất nhiều điều bé nhớ được.
– Từ 2 tuổi trở lên, bé nhớ được các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của bé. Chẳng hạn như một buổi đi vườn thú với cha mẹ hay chuyến về quê thăm ông bà.
Bộ nhớ của bé hình thành bởi những trải nghiệm có từ trước và sau khi bé chào đời. Mỗi trải nghiệm sẽ được tự động “cập nhật” vào não. Cho dù bé không thể nhớ được những chuyện khi còn quá nhỏ nhưng những thông tin ghi nhớ được sẽ tác động tới phát triển não của bé.
Khả năng ghi nhớ ở bé gắn liền với những người bé thường gặp. Vì thế nếu bé được chơi với ông bà thường xuyên, bé sẽ sớm nhận ra ông bà. Khả năng nhớ những người bé biết khiến bé có chút cảnh giác với những người bé còn lạ. Điều này khiến tâm lý sợ hãi với người lạ ở bé lên đỉnh điểm khi 8-9 tháng tuổi.
Bé cũng có thể bắt chước một số hành động từ rất sớm. Trong một nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã giơ 3 ngón tay lên và xem một nhóm các bé phản ứng thế nào. Một số bé sao chép lại chính xác hành động này ngay cả khi bé biết bập bẹ từ đầu tiên.
Khi bé lớn hơn, bé bắt đầu biết liên kết những thông tin trong quá khứ với những gì bé làm bây giờ.