Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đau lòng vì con bị tim bẩm sinh, gia đình nghi ngờ trình độ bác sĩ siêu âm

Dù rất khỏe mạnh khi mang bầu, với gần chục lần siêu âm thai đều cho kết quả bình thường nhưng nên vợ chồng chị Thúy (Đan Phượng, Hà Nội) đã bị sốc nặng khi nghe bác sĩ nhi kết luận con mình bị bệnh tim nặng, khó chữa, và họ đã nghi ngờ trình độ bác sĩ siêu âm.

Hiện, bé trai Nguyễn Tiến Tuấn, con đầu lòng của chị Nguyễn Thị Thúy đang được điều trị, thở oxy tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chị Thúy, 21 tuổi tuổi, cho biết, cả hai vợ chồng chị đều khỏe mạnh, suốt 9 tháng mang thai, chị không hề bị ốm, nghén hay có bất thường nào về sức khỏe. Tháng nào chị cũng đi khám và siêu âm thai tại một phòng khám tư gần nhà của bác sĩ sản đang công tác tại bệnh viện địa phương và tất cả các kết quả đều bình thường.

Ngoài ra, khi thai được 18 tuần, chị cũng tới Bệnh viện Phụ sản trung ương khám và siêu âm 4 chiều để kiểm soát dị tật thai. Phiếu siêu âm lần đó của chị Thúy cũng ghi kết luận: không thấy hình ảnh bất thường về hình thái ở tuổi thai này.

Bé Nguyễn Tiến Tuấn đang được thở máy tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi trung ương.

Ngày 8/1, chị Thúy sinh thường một bé trai tại Bệnh viện huyện Đan Phượng. Trong tháng, bé Tuấn cũng không có biểu hiện gì bất thường, ăn khỏe, ngủ ngoan. Tới đêm 7/2, thấy con bỗng khò khè, tím tái, gia đình đưa cháu tới viện nhi khám. Tại đây, qua kết quả siêu âm tim, các bác sĩ kết luận cháu Tuấn có tim nằm bên phải, thông sàn nhĩ thất toàn bộ, động mạch phổi và động mạch chủ chung nhau thân.

Các bác sĩ khoa tim mạch, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh tim của bé Tuấn rất nặng và phức tạp. Để có phương án chữa cần hội chẩn liên khoa, tuy nhiên, chắc chắn sẽ không thể giúp bé có một trái tim bình thường, khỏe mạnh, mà chỉ có thể sửa chữa một phần nào đó để kéo dài sự sống.

Xót xa trước bệnh tình của con, bố mẹ bệnh nhi cho rằng, điều này có một phần trách nhiệm của các bác sĩ siêu âm, khi không chẩn đoán được bệnh của cháu lúc còn nằm trong bụng mẹ.

Kết quả siêu âm của bé Tuấn khi còn trong bụng mẹ ở tuần thứ 33 vẫn khẳng định không thấy bất thường về hình thái thai.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Chủ nhiệm khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai, siêu âm có thể phát hiện các dị tật tim bẩm sinh của thai nhưng việc này không dễ, nhất là với các bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, và phải chịu áp lực vì đông bệnh nhân.

Ông cho biết, khi theo dõi thai kỳ, tầm soát dị tật thai đã là một việc khó, trong đó, phát hiện dị tật tim của thai càng phức tạp. Lý do là, tim thai co bóp liên tục, thông thường là 140 nhịp một phút, lại nằm trong tử cung người mẹ. Hơn nữa, đó có thể là dị tật đơn độc của tim, nhưng cũng có khi chỉ là một biểu hiện trong hàng loạt bệnh liên quan tới các bất thường về nhiễm sắc thể. Vì vậy, cũng như một số dị tật khác, muốn tìm ra dị tật tim của thai, ngoài việc siêu âm cẩn trọng, có thể cần phải phối hợp với nhiều phương pháp khác như xét nghiệm sàng lọc, chọc ối sinh thiết nhau thai, xem tiền sử bệnh người mẹ…

Đồng quan điểm này, tiến sĩ Nguyễn Danh Cường, phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng cho rằng, dị tật tim là một trong những bệnh lý khó phát hiện nhất trong chẩn đoán dị tật thai. Ông cho biết, nhiều trường hợp, khi trẻ đã chào đời thì siêu âm phát hiện dị tật này cũng không đơn giản.

Theo bác sĩ, việc phát hiện có chính xác hay không bệnh tim của thai, ngoài do trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm, công nghệ máy móc, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tư thế thai trong buồng tử cung (ngôi ngược, ngôi ngang…), độ dày mỏng thành bụng mẹ, tuổi thai, lượng nước ối… Ngay cả với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm thì việc phát hiện các dị tật này cũng không đơn giản. Tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh của ông Cường, nếu có nghi ngờ dị tật tim, các bác sĩ còn phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch mới có thể xác nhận.

Ông Cường cũng khẳng định, thực tế, siêu âm không thể phát hiện hết mọi dị tật thai. Muốn đạt kết quả cao nhất, thai phụ cần đến cơ sở uy tín, đến vào đúng tuổi thai (vào 12 tuần, 18 tuần, 22 tuần, 32 tuần)…

“Sàng lọc trước sinh những năm gần đây có ý nghĩa lớn. Qua siêu âm và một số xét nghiệm trong thời kỳ mang thai, những dị tật hay bệnh lý của thai nhi có thể được phát hiện sớm. Nhiều trường hợp có thể được điều trị ngay trước khi trẻ ra đời. Tuy nhiên, cũng khó tránh khỏi những trường hợp ‘lọt sàng’, không phát hiện được và chúng ta vẫn phải chấp nhận thực tế điều đó”, ông Cường nói.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Siêu âm thai nhi , Sự phát triển của thai nhi , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Ra đời chậm hơn “kế hoạch” có lợi cho sự phá triển trí lực của trẻ
  • Dùng điện thoại khi mang thai, con sinh ra dễ bị tăng động
  • Tính tuổi thai theo siêu âm như thế nào?
  • Chụp ảnh thai nhi nên được cân nhắc
  • Đo để biết thai to hay nhỏ

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn